Mỗi Năm Mất 8.000 Tỷ Đồng Do Thiếu Trang Bị Ở Tàu Cá
Theo các chuyên gia thủy sản, tỉ lệ thất thoát trong khai thác thủy sản hiện nay xảy ra ở nhiều khâu, nhưng chủ yếu là do khâu bảo quản trên tàu cá còn quá yếu.
Ở TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, đội tàu đã phát triển lên gần 1.500 chiếc nhưng ướp cá chủ yếu bằng đá có nilon, két nhựa hay làm hầm cách nhiệt bằng các vật liệu thô sơ như gỗ, xốp... Cách làm như vậy tạo ra những vi sinh vật có hại cho chất lượng cá. Biết vậy nhưng ngư dân lại không thể nâng cấp được tàu do vướng mắc về vốn, khi mà 70% tàu cá hoạt động được là nhờ vốn ngân hàng.
Ông Nguyễn Xuân Thanh, Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Kiên Giang cho biết thêm: “Một chiếc tàu giờ đóng cũng phải một vài tỷ. Khả năng vốn đối ứng thì chỉ khoảng 70% thôi còn đâu người ta phải đi vay. Những người thất bại nhiều chuyến thì nguồn vay của họ bắt đầu khó khăn.”
Việt Nam hiện có gần 130 nghìn tàu cá các loại. Một nửa trong số đó có công suất dưới 20 mã lực, do đó, điều kiện bảo quản, mặt bằng phân loại sản phẩm trên tàu rất hạn chế. Phương thức bảo quản trên tàu hiện nay chủ yếu là sử dụng đá lạnh. Nhưng phương pháp này chỉ có hiệu quả tốt nhất trong 7 ngày, trong khi mỗi chuyến biển ở vùng biển Tây Nam thường kéo dài tới 20 ngày. Điều đó khiến tỉ lệ cá bị hỏng lớn, dẫn tới giảm giá bán, thậm chí bị đổ bỏ.
Ông Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam giải thích thêm: “Tôi nói ví dụ như con cá ngừ vây xanh. Các nước họ đánh bắt xong bảo quản ở trình độ đông sâu ngay, sau đó đấu giá ở chợ quốc tế có thể bán được với giá trăm đô. Còn chúng ta… vẫn phải mổ ruột, ướp đá, đông sâu cũng là trong hầm đá thôi. Như vậy là chưa đạt trình độ đấu giá với chợ quốc tế, nên chỉ bán được 10 đô, 5 đô, 7 đô. Có nghĩa là tôi nói không chỉ tổn thất 20 – 30% đâu mà nó có thể lên tới 60 – 70%.”
Ngành thủy sản chịu tổn thất lớn sau thu hoạch do vấn đề bảo quản - Ảnh minh họa
Nhằm giữ được giá trị cao của hải sản sau đánh bắt, trong điều kiện thiếu phương tiện bảo quản hiện đại, nhiều ngư dân đã sử dụng các hóa chất cấm, như hàn the, urê. Theo ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, không chỉ gây độc hại cho sản phẩm, cách làm này của ngư dân còn làm tăng thêm một số chi phí, ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm khi bán ra thị trường, có thể tới 10-15% giá trị xuất khẩu.
Hạn chế về phương tiện đánh bắt đã tạo ra thất thoát lớn cho ngành hải sản. 8.000 tỷ đồng/ năm, đó chỉ là về sự thất thoát lượng hóa được, riêng của một năm. Làm một phép so sánh khác, thì con số đó xấp xỉ bằng tổng thu ngân sách của cả tỉnh Kiên Giang trong 5 năm trở lại đây.
Có thể bạn quan tâm
UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía của tỉnh giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu đến năm 2020, diện tích mía vùng quy hoạch là 11.000 ha, sản lượng 900.000 tấn mía, chiếm trên 90% sản lượng mía toàn tỉnh.
Gần đây, nhiều nông dân trong tỉnh Đồng Nai chuyển qua trồng thanh long ruột đỏ vì giá bán cao, lời nhiều. Diện tích trồng thanh long ruột đỏ tăng nhanh. Tuy nhiên, đầu ra của loại trái cây này ra sao thì hầu hết người trồng rất mù mờ.
Gặp phóng viên, nhiều nông dân Đồng Tháp Mười đều bày tỏ tâm tư về tình hình sản xuất nông nghiệp khó khăn giống như những điều nông dân Huỳnh Văn Sơn đã viết trong thư gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT.
Nói đến anh Dương Danh Đức, thôn Quyết Tiến, xã Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bà con trong thôn ai cũng biết. Mới 28 tuổi, anh đã có trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Những năm qua, mô hình sản xuất lúa - tôm đạt hiệu quả cao và được ngành chức năng khuyến cáo nông dân nhân rộng. Mô hình này ngày càng được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng.