Bất Cập Trong Miễn Giảm Thủy Lợi Phí
Bất cập
Theo đánh giá của Tổng cục Thủy lợi, hơn 4 năm thực hiện việc miễn giảm thủy lợi phí theo NĐ 115, chính sách này không chỉ góp phần giảm chi phí đóng góp của người nông dân từ 5 - 10% mà còn đem lại nhiều hiệu quả tích cực khác. Cụ thể, diện tích tưới tiêu chủ động của các địa phương tăng lên bình quân 4 - 10%. Chính sách này còn giúp cho các HTX Nông nghiệp hoạt động mạnh mẽ trở lại, tạo nguồn kinh phí cho các địa phương, đơn vị khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) chủ động trong sản xuất…
Tuy nhiên bên cạnh đó, chính sách này vẫn còn bộc lộ không ít bất cập như nhiều công trình thủy lợi xuống cấp nhanh do không được bảo dưỡng kịp thời, đối tượng thụ hưởng chính sách chưa được đề cập đầy đủ dẫn đến khó khăn cho việc thanh toán".
Cùng với đó, mức thu thuỷ lợi phí hiện còn nhiều điểm bất hợp lý. Cụ thể, việc lấy mức quy định của Nghị định 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ làm cơ sở tính toán, trên cơ sở đó nhân với hệ số trượt giá (2,31 lần) để xác định mức thu quy định của NĐ 115 là không phù hợp thực tế. Với mức này, các vùng miền núi sẽ gặp nhiều khó khăn do việc quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn rộng, chi phí quản lý, vận hành công trình cao nhưng mức thu quy định thấp, do vậy mức cấp bù rất thấp.
Miễn trực tiếp cho người dân
Trước những bất cập trên, nhiều địa phương cho rằng cần sớm sửa đổi NĐ 115 cho phù hợp với thực tế như điều chỉnh mức thu thủy lợi phí theo trượt giá của từng giai đoạn hay mức thu phải đáp ứng chi phí tối thiểu của doanh nghiệp để đảm bảo duy tu, bảo dưỡng công trình… Đặc biệt, cần làm rõ hơn đối tượng được hưởng miễn thủy lợi phí. Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng (Hà Nội) cho biết, NĐ 115 chỉ miễn thủy lợi phí cho những công trình có vốn đầy tư của Nhà nước hay tổ chức kinh doanh đứng ra đầu tư. Tuy nhiên, huyện Đan Phượng có khoảng 300ha thuộc vùng bãi sông Hồng, không có các công trình thủy lợi, người dân phải tự đầu tư hệ thống tưới tiêu nhưng lại không được hỗ trợ. Do đó cần được bổ sung đối tượng này vào diện miễn thủy lợi phí.
Theo ông Nguyễn Hồng Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình Thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi), hiện nay việc miễn thủy lợi phí thông qua cấp ngân sách trực tiếp cho các tổ chức quản lý KTCTTL không hiệu quả, không gắn được trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ công trình và giám sát việc sử dụng kinh phí Nhà nước. Do đó, nên miễn trực tiếp cho người dân, tức là Nhà nước cấp kinh phí cho người dân căn cứ vào nghiệm thu hợp đồng, hóa đơn giữa người dân với đơn vị cấp nước.
Đồng tình quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Đào Xuân Học nhấn mạnh, công trình thủy lợi có đặc thù là trải trên diện rộng, nếu không có sự tham gia của người dân thì rất khó có thể quản lý tốt. Quan điểm của Bộ NN&PTNT là phân cấp mạnh cho các địa phương và người dân để gắn quyền lợi và trách nhiệm trong chính sách miễn thủy lợi phí. Trong đó, định hướng là thành lập các Hội dùng nước để người dân tham gia giám sát, quản lý những trạm bơm, hồ chứa nhỏ, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ ban hành một số Thông tư hướng dẫn và đề nghị Chính phủ chỉnh sửa lại NĐ115.
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên, việc canh tác hồ tiêu như hiện nay tại đây vẫn mang tính thiếu bền vững, tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ bùng phát các loại sâu bệnh nguy hiểm, tuổi thọ vườn cây giảm dần, làm cho năng suất chất lượng vườn cây nhanh xuống thấp. Chính vì vậy việc triển khai các dự án, mô hình trồng tiêu bền vững là giải pháp quan trọng trong thời gian tới.
Theo đó, đối với chăn nuôi hươu, huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/mô hình mới quy mô 10-20 con; cơ sở nuôi từ 20 con trở lên, hỗ trợ 30 triệu đồng mua giống, xây dựng chuồng trại và trồng cỏ VA06. Nhờ đó, đến nay, tổng đàn hươu toàn huyện lên đến trên 32.000 con.
Trung tuần tháng 9, chúng tôi về xã Hải Tây (Hải Hậu). Trong khi ở nhiều địa phương khác, lúa mùa mới đang bắt đầu trỗ thì hầu hết các cánh đồng của Hải Tây, lúa đã chín đỏ, chuẩn bị cho thu hoạch.
Dù sản xuất vụ đông khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải bám đồng, bám ruộng vì chăn nuôi con gà, con lợn, con trâu, con bò thì không bỏ cây ngô được chị ạ. Còn các loại rau quả khác giúp nông dân chúng tôi có thêm đồng ra, đồng vào phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình”.
Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Xác được thế mạnh đó, Hội Nông dân xã chú trọng tuyên truyền, vận động và đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong các tầng lớp nhân dân; triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương” gắn với xây dựng nông thôn mới.