Vụ đông xuân 2014-2015 diện tích tăng, sản lượng giảm
Vụ đông xuân 2014-2015, toàn tỉnh gieo sạ được 39.346,8ha lúa, tăng 1,9% so với vụ đông xuân năm trước nhờ có một số diện tích lúa bị sa bồi thủy phá đã được khắc phục đưa vào sản xuất. Hầu hết các địa phương đã chấp hành lịch thời vụ tương đối tốt theo chỉ đạo của ngành nông nghiệp. Giống và chất lượng giống lúa đều bảo đảm chất lượng. Trong đó cơ cấu giống lúa trung, ngắn ngày chiếm trên 95% diện tích, chủ yếu là giống ĐV108, KDđ/b, SH2, OM6976, VTNA2, PC6... và một số giống triển vọng đưa vào sản xuất thử.
Theo nhận định chung của các huyện, thành phố, vụ đông xuân năm nay hầu hết các giống lúa đều cho năng suất khá cao từ 65-70 tạ/ha. Ở TP.Quảng Ngãi và các huyện Tư Nghĩa, Mộ Đức năng suất bình quân đạt từ 62,4-65,1 tạ/ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt mưa lũ lớn từ ngày 24-27.3.2015 đã gây ngập hơn 3.000 ha lúa đang trong giai đoạn làm đòng-trổ bông ảnh hưởng đến năng suất. Nặng nhất là huyện Nghĩa Hành, diện tích lúa bị thiệt hại 100% là 573 ha và diện tích lúa bị thiệt hại từ 30-70% hơn 915 ha.
Cũng bởi ảnh hưởng của mưa lũ đã làm cho năng suất bình quân của một số huyện bị giảm so với cùng vụ năm trước, như Nghĩa Hành giảm 17,2 tạ/ha; Bình Sơn giảm 4,4 tạ/ha; Tư Nghĩa giảm 3,6 tạ/ha; Ba Tơ giảm 1,2 tạ/ha. Chính vì thế nên vụ đông xuân 2014-2015 tổng sản lượng lương thực của tỉnh ước chỉ đạt 246.135 tấn, đạt 96,9% kế hoạch. So với cùng vụ năm trước giảm 3,5% (giảm 8.851 tấn). Trong đó, thóc thu hoạch 221.957 tấn, đạt 97,5%, so với cùng vụ năm trước giảm 2,9% (giảm 6.738 tấn). Bắp đạt 24.178 tấn, bằng 91,7% kế hoạch, so với cùng vụ năm trước năng suất giảm 4,9% (2,8 tạ/ha) và sản lượng giảm 8% (giảm 2.113 tấn). Việc vụ sản xuất chính không đạt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoàn thành kế hoạch tổng sản lượng lương thực cả năm của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.
Mong muốn của những người tổ chức chương trình là mang đến lời giải đáp tối ưu cho nông dân với câu hỏi nên trồng cây gì, nuôi con gì để phát triển bền vững, không bị nhiễm dịch bệnh...
Bên lề diễn đàn lần thứ hai về phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp - do Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức tại TPHCM ngày 28-11, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Ngyễn Văn Hòa, Cục phó Cục Trồng trọt - phụ trách phát triển ca cao, xung quanh vấn đề này.
Năm 2013, huyện Can Lộc đã huy động 125 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng NTM; xây dựng được 33 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả (11 mô hình dự kiến có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm).
Với địa hình miền núi, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) có lợi thế để phát triển kinh tế vườn đồi kết hợp. Đây là mô hình triển vọng và phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, nên mang lại lợi ích lớn.