Huyện Cao Lãnh Chủ Động Bảo Vệ Vườn Cây Ăn Trái Khi Lũ Về
Từ đầu năm 2014 đến nay, huyện Cao Lãnh đã đầu tư trên 1 tỷ đồng để xây dựng các đê bao khép kín diện tích vườn với chiều dài trên 15,5km, tập trung tại các xã ven quốc lộ 30. Đến thời điểm này, các công trình trên đều cơ bản hoàn thành, bảo vệ hơn 5.000ha vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện.
Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại trong mùa lũ năm 2011, ngay từ đầu năm nay Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cao Lãnh đã chủ động huy động sức dân cùng Nhà nước gia cố, khép kín lại các ô bao kết hợp lộ giao thông nông thôn, bảo vệ ăn chắc diện tích vườn.
Ông Trần Văn Hưng, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cao Lãnh cho biết: “Thời gian vừa qua, Phòng phối hợp với Ban Quản lý dự án, UBND các xã làm việc với đơn vị thi công về việc đẩy nhanh tiến độ các công trình bảo vệ bờ bao vườn cây ăn trái, đồng thời gia cố lại các cống đập, hoàn thiện các cánh cửa cống, khu vực nào chưa có cống thì tiến hành đắp đập giả, để ngăn lũ, bảo vệ vườn”.
Từ nguồn vốn của Sở NN&PTNT tỉnh, năm 2014 huyện đầu tư hỗ trợ cho xã Mỹ Xương xây dựng 8 công trình cống hở và 1 công trình mở rộng đê bao kết hợp lộ giao thông nông thôn dài 2km, mặt rộng 3,5m tuyến ấp Mỹ Thạnh - Mỹ Thới với tổng kinh phí trên 8,5 tỷ đồng, để bảo vệ toàn bộ 500ha vườn cây ăn trái của xã. Đến nay các công trình đã hoàn thành, người dân rất phấn khởi.
Ông Trần Hữu Hiền, đang sản xuất trên 6 công xoài Cao Lãnh và xoài cát chu Cao Lãnh ở ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Xương cho biết: “Đê bao từng vườn thì đã có, nhưng nếu nước lũ lên, nhiều mà không có đê bao chung thì tình hình rất khó khăn. Bây giờ có cống hở và tuyến lộ giao thông nông thôn kết hợp bờ bao thì nhà vườn yên tâm hơn”.
Trước tình hình mực nước lũ dâng cao như hiện nay, ngành nông nghiệp huyện cũng đã phối hợp với chính quyền các địa phương có vườn cây ăn trái tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ tuyệt đối an toàn cho vườn cây.
Có thể bạn quan tâm
Cái thú vào nhà hàng ở Huế để thưởng thức các món ăn đặc sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai không còn quá xa lạ đối với người dân xứ Huế và du khách.
Những năm gần đây, nghề trồng cỏ nhung tại xã Tân Khánh Đông (thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) phát triển mạnh, nghề này không chỉ tạo thu nhập ổn định cho người dân mà còn giúp cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương có việc làm với mức thu nhập ổn định.
Vụ mùa củ hành tím năm 2013, nông dân xã Tân Điền (Gò Công Đông - Tiền Giang) xuống giống 150 ha, nhiều nhất ở ấp Nam và ấp Trung.
ĐBSCL là vùng trồng lúa quan trọng nhất cả nước. Mặc dù năng suất và sản lượng lúa gia tăng, nhưng cuộc sống của người nông dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa.
Mỗi năm, Việt Nam sản xuất gần 4 triệu tấn thức ăn thủy sản (TĂTS) nhưng việc kiểm soát chất lượng mặt hàng lại đang bị buông lỏng, khiến nông dân hứng chịu không ít thiệt hại.