Vụ đông xuân 2014-2015 diện tích tăng, sản lượng giảm

Vụ đông xuân 2014-2015, toàn tỉnh gieo sạ được 39.346,8ha lúa, tăng 1,9% so với vụ đông xuân năm trước nhờ có một số diện tích lúa bị sa bồi thủy phá đã được khắc phục đưa vào sản xuất. Hầu hết các địa phương đã chấp hành lịch thời vụ tương đối tốt theo chỉ đạo của ngành nông nghiệp. Giống và chất lượng giống lúa đều bảo đảm chất lượng. Trong đó cơ cấu giống lúa trung, ngắn ngày chiếm trên 95% diện tích, chủ yếu là giống ĐV108, KDđ/b, SH2, OM6976, VTNA2, PC6... và một số giống triển vọng đưa vào sản xuất thử.
Theo nhận định chung của các huyện, thành phố, vụ đông xuân năm nay hầu hết các giống lúa đều cho năng suất khá cao từ 65-70 tạ/ha. Ở TP.Quảng Ngãi và các huyện Tư Nghĩa, Mộ Đức năng suất bình quân đạt từ 62,4-65,1 tạ/ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt mưa lũ lớn từ ngày 24-27.3.2015 đã gây ngập hơn 3.000 ha lúa đang trong giai đoạn làm đòng-trổ bông ảnh hưởng đến năng suất. Nặng nhất là huyện Nghĩa Hành, diện tích lúa bị thiệt hại 100% là 573 ha và diện tích lúa bị thiệt hại từ 30-70% hơn 915 ha.
Cũng bởi ảnh hưởng của mưa lũ đã làm cho năng suất bình quân của một số huyện bị giảm so với cùng vụ năm trước, như Nghĩa Hành giảm 17,2 tạ/ha; Bình Sơn giảm 4,4 tạ/ha; Tư Nghĩa giảm 3,6 tạ/ha; Ba Tơ giảm 1,2 tạ/ha. Chính vì thế nên vụ đông xuân 2014-2015 tổng sản lượng lương thực của tỉnh ước chỉ đạt 246.135 tấn, đạt 96,9% kế hoạch. So với cùng vụ năm trước giảm 3,5% (giảm 8.851 tấn). Trong đó, thóc thu hoạch 221.957 tấn, đạt 97,5%, so với cùng vụ năm trước giảm 2,9% (giảm 6.738 tấn). Bắp đạt 24.178 tấn, bằng 91,7% kế hoạch, so với cùng vụ năm trước năng suất giảm 4,9% (2,8 tạ/ha) và sản lượng giảm 8% (giảm 2.113 tấn). Việc vụ sản xuất chính không đạt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoàn thành kế hoạch tổng sản lượng lương thực cả năm của tỉnh.
Related news

Vào chính vụ, các loại quả đặc trưng của mùa hè như vải, mận, dưa hấu, dưa lê, dưa bở... được bày bán la liệt khắp các chợ, trên đường phố Thủ đô. Nhiều loại hoa quả giá đột ngột giảm mạnh, rẻ như rau.

Điều này gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc thẩm định và quyết định cho vay. Đã vậy, trong 133 doanh nghiệp được giao chỉ tiêu có sáu doanh nghiệp trả lại chỉ tiêu và năm doanh nghiệp xin giảm chỉ tiêu, ba doanh nghiệp không mua đạt chỉ tiêu.

Mặc dù tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong 5 tháng qua đã có những bước chuyển biến khá tích cực nhưng trên thực tế vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm, công tác thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư vẫn còn đạt thấp, diễn biến dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cây trồng, vật nuôi...

Ông Trần Văn Vinh, Phó giám đốc Ban quản lý Dự án Vì sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ (CRSD) tỉnh Bình Định cho biết, Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ 47 tỷ đồng để nâng cấp và mở rộng cảng cá Đề Gi tại thôn An Quang, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát.

Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện có 6 DN trả lại chỉ tiêu và 5 DN xin giảm chỉ tiêu được giao. Khi đó VFA đã nhanh chóng điều chỉnh chỉ tiêu, kết quả có 130 DN tham gia tạm trữ được 995.494 tấn gạo, đạt 99,55% kế hoạch, trong đó có 3 DN không mua đạt chỉ tiêu với số lượng 4.506 tấn.