Vụ Cá Nuôi Chết Ở Phổ Thạnh (Quảng Ngãi) Do Ô Nhiễm Môi Trường Nước
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi vừa có báo cáo kết quả cá nuôi trong lồng bè chết ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ). Theo đó, cá chết do môi trường nước không đảm bảo.
Kết quả kiểm tra mẫu nước tại hiện trường: độ mặn 35‰, pH 7,32; ô xy hòa tan 3,2 mg/lít; NH3 0,5 mg/lít.
Đối chiếu với Quy chuẩn Việt Nam QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ, thì 2 chỉ tiêu ôxy hòa tan và NH3 vượt giới hạn cho phép (giá trị giới hạn các chỉ tiêu theo quy chuẩn: ôxy hòa tan ≥ 5 mg/lít; NH3 ≤ 0,1 mg/lít).
Để khắc phục tình trạng trên, Chi cục Thú y đề nghị Trạm Thú y huyện Đức Phổ và UBND xã Phổ Thạnh tiếp tục hướng dẫn cho các hộ nuôi thực hiện các biện pháp:
- Thu gom cá chết chôn ở vị trí thích hợp, đồng thời tiêu độc khử trùng hố chôn bằng vôi, chlorine… liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để hạn chế ô nhiễm môi trường gây tác động bất lợi cho cá nuôi.
- Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi và các dụng cụ thao tác trong quá trình nuôi, vớt hết thức ăn thừa trong lồng nuôi để tránh ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng các biện pháp đảo nước để tăng cường ô xy hòa tan, nhất là vào khoảng thời gian từ 3- 4 giờ sáng (đây là thời gian mà hàm lượng ôxy hoà tan thấp nhất trong ngày, dễ làm cá chết do thiếu ôxy).
- Sử dụng chlorine dạng bột cho vào túi vải, treo giữa lồng, với liều lượng 0,4- 0,8 ppm (0,4- 0,8g/m3 lồng), sau thời gian 3- 4 ngày thay 1 lần để làm sạch môi trường nước tại lồng nuôi.
Như tin đã đưa, vào ngày 6.8, gần 7.000 con cá nuôi trong lồng bè sắp thu hoạch của 12 hộ dân dưới chân cầu Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh bổng dưng chết hàng loạt khiến các hộ dân điêu đứng. Ước tổng thiệt hại cả tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Cùng với chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, UBND, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ðông Hưng cũng đã tích cực chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phân công cán bộ về cơ sở bám sát tình hình sản xuất. Ðồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức phổ biến lịch thời vụ cũng như cơ cấu giống lúa trong sản xuất vụ xuân năm 2015 đến các hộ nông dân.
Phần lớn diện tích lúa đông xuân chính vụ đã xuống giống ở Sóc Trăng đang tập trung ở giai đoạn làm đòng đến trổ bông. Theo ghi nhận của chi cục Bảo Vệ Thực Vật trong tuần qua, các loại dịch hại thường xuyên xuất hiện trên lúa như đạo ôn, rầy nâu, sâu cuốn lá đều giảm về diện tích cũng như mật số lây nhiễm. Đang chú ý là bệnh cháy bìa lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt ở giai đoạn đòng trổ.
Nhiều năm qua, sản phẩm mận Bắc Hà đã rất quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để các loại mận trồng ở Bắc Hà (Lào Cai) được “chính danh” trên thị trường trong và ngoài nước luôn là nỗi canh cánh của các cấp, các ngành hữu quan trên “Cao nguyên trắng”.
Đối với các vườn bưởi được trồng hơn 3 năm, năng suất vụ này khoảng 3,5 - 4 tấn/công, sau khi trừ chi phí sản xuất, nhà vườn lời hơn 100 triệu đồng. Với việc bưởi đang được giá và hút hàng như hiện nay, nhà vườn trồng bưởi đang kỳ vọng vào mùa bưởi tết thắng lợi. Huyện Long Mỹ có trên 10ha trồng bưởi, tập trung nhiều ở các xã Long Bình, Long Trị, Long Trị A và Thuận Hưng.
Theo ông Nguyễn Phong Quang, Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, để góp phần hạn chế tình trạng tôm chết lan rộng, ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục hoàn thiện thêm hệ thống cấp và tiêu nước phục vụ nuôi thủy sản.