Vụ cá chết hàng loạt trên sông Chà Và các DN chế biến hải sản chưa đồng ý mức bồi thường

Tại cuộc họp, các cơ quan chức năng tỉnh BR-VT cho rằng số liệu đưa ra trong cuộc đối thoại lần trước (ngày 19-10) của Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh) là khách quan, dựa trên các yếu tố pháp lý, thực tiễn, khoa học.
Tổng số tiền mà các DN phải bồi thường thiệt hại cho người dân là gần 14 tỷ đồng.
Tại cuộc họp lần này, các DN vẫn chưa đồng tình với số liệu kết luận của cơ quan chức năng về nguyên nhân gây ô nhiễm dẫn tới cá chết, lưu lượng nước thải, thời gian xả thải, tỷ lệ đóng góp ô nhiễm và số tiền các DN phải đền bù cho các hộ dân.
Do đó, các DN đề nghị được tỉnh cung cấp thông tin, số liệu chính thức về thiệt hại cụ thể của các hộ dân.
Sau khi lắng nghe ý kiến các bên, đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh đồng ý và yêu cầu Sở TN-MT cung cấp tài liệu chính thức cho các DN;
Đồng thời yêu cầu các DN sau khi họp bàn phải có báo cáo, ý kiến chính thức về việc bồi thường thiệt hại cho các hộ nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và trước ngày 10-12-2015.
Khi các DN có báo cáo, tỉnh sẽ tổ chức đối thoại với các hộ dân bị thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm

Biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học không chỉ giúp nông dân kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi mà tạo động lực, cơ hội phát triển chăn nuôi gà bền vững, không gây ô nhiễm...

Chi cục BVTV Hà Nội sẽ thành lập Ban điều phối hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) trong công tác SX và tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố.

Đó là cái “bắt tay” giữa Hà Nội và Tiền Giang, Vĩnh Long trong việc đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản…

Tình hình diễn biến thời tiết khí hậu năm nay nắng nóng khô hạn phức tạp nên rất thuận lợi cho sâu bệnh hại lúa giai đoạn mạ, nhất là bọ trĩ sẽ gây hại nặng trên các trà lúa.

Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lấy củ được du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ 19. Sắn là cây lương thực chính của cư dân nhiều vùng, nhất là các vùng đồi núi.