Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điểm Sáng Dồn Điền Đổi Thửa

Điểm Sáng Dồn Điền Đổi Thửa
Ngày đăng: 27/06/2014

Dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là hướng đi đang được thôn Dương Đàn, xã Tam Dân triển khai nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Thôn Dương Đàn được chọn làm thôn điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) của xã Tam Dân Phú Ninh. Do vậy, một trong những yêu cầu đặt ra là quy hoạch vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, quy hoạch lại đồng ruộng.

Từ chủ trương của xã về công tác DĐĐT, thôn đã tổ chức họp, lấy ý kiến của người dân để tạo sự đồng thuận, ủng hộ chủ trương chung. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động được tiến hành thường xuyên, liên tục, bảo đảm đến được với mọi đối tượng để người dân hiểu, tự giác thực hiện.

Theo ông Võ Thám - Trưởng thôn, Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh thôn Dương Đàn, khi mới triển khai công tác DĐĐT cũng gặp khó khăn như một số hộ chưa thấy được thuận lợi trong sản xuất, canh tác, chưa thấy được lợi ích lâu dài của việc hình thành cánh đồng lớn, sản xuất hàng hóa nông sản bằng cơ giới hóa...

Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh tuyên truyền và sự gương mẫu của các đảng viên, người dân đã hiểu được lợi ích của việc DĐĐT, từ đó có sự đồng thuận cao và thôn đã hoàn thành xong việc  DĐĐT vào năm 2012 để thúc đẩy sản xuất lúa hàng hóa.

Thong dong trên con đường bê tông liên thôn, ông Nguyễn Phước, Bí thư Chi bộ thôn Dương Đàn cho biết, vụ dưa đông xuân, thôn thu nhập gần 1 tỷ đồng. Chỉ đám đậu phụng được trồng đan xen cùng ruộng lúa xuân hè 2014, ông Phước bảo rằng trước đây chưa được đầu tư bê tông hóa 1km kênh mương nội đồng, người dân rất khó khăn về nước tưới, nay dù là đỉnh điểm của nắng hạn, thôn Dương Đàn vẫn đủ nước tưới cho đậu phụng, dưa...

Đồng thuận với chủ trương của chính quyền và được tập huấn các kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ đã thay đổi đầu tư sản xuất nhằm tăng thu nhập. Gia đình ông Huỳnh Văn Ba mạnh dạn đầu tư 1 máy gặt liên hợp, 2 máy cày, 1 máy gặt rẽ hàng để làm đất và thu hoạch lúa, góp phần giải phóng sức lao động cho người dân.

Nhờ sự thống nhất, đồng thuận, 3 năm qua, thôn Dương Đàn đã đưa vào quy hoạch DĐĐT 32ha; đầu tư hỗ trợ xây dựng cánh đồng mẫu 20ha để sản xuất lúa giống TBR45 trong vụ đông xuân 2012-2013 và PC6 trong vụ đông xuân 2013-2014.

Từ kết quả DĐĐT gắn với quy hoạch sản xuất theo hướng hàng hóa nên giá trị thu được đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm, tăng 30 triệu đồng/ha/năm so với khi chưa thực hiện DĐĐT. Ông Võ Thám cho biết, khi bắt tay thực hiện DĐĐT, chi bộ đã chỉ đạo các hội đoàn thể phối hợp tuyên truyền tại 7 tổ đoàn kết và xây dựng phương án về DĐĐT gắn với quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.

“Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên năm 2012 chúng tôi đã DĐĐT xong diện tích 32ha được quy hoạch tại khu vực Đồng Vỏ và tổ 1. Mục tiêu của thôn là sau khi DĐĐT, xây dựng cánh đồng mẫu mỗi hộ chỉ còn 1 đến 2 thửa ruộng hoặc nhóm hộ chung nhau một thửa sản xuất cùng loại cây trồng với khối lượng lớn theo tiêu chí quy hoạch nông thôn mới; góp phần tăng giá trị thu nhập trên mỗi héc ta đất canh tác mà lâu nay người dân sản xuất cho thu nhập thấp”- ông Thám chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Bà Rịa Vũng Tàu Triển Khai Thành Công Mô Hình Ương Giống Tôm Thẻ Chân Trắng Bà Rịa Vũng Tàu Triển Khai Thành Công Mô Hình Ương Giống Tôm Thẻ Chân Trắng

Tin từ Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, năm 2014, đơn vị này đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc). Đây cũng là khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (hơn 150 ha).

15/09/2014
Các Mô Hình Thủy Sản Mang Nguồn Lợi Cho Dân Các Mô Hình Thủy Sản Mang Nguồn Lợi Cho Dân

Điều kiện khí hậu của tỉnh Hà Giang rất thích hợp nuôi và phát triển nhiều loài cá. Ước tính hiện nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh khoảng 1.900ha; có nguồn nước dồi dào, nguồn thức ăn phong phú rất thuận lợi cho phát triển thuỷ sản.

15/09/2014
Mô Hình Làm Giàu Từ Nuôi Ếch Mô Hình Làm Giàu Từ Nuôi Ếch

Mấy năm gần đây, khi đời sống khá lên thì người tiêu dùng lại có xu hướng ưa chuộng các món ăn đồng quê, dân dã. Nắm bắt thị hiếu trên, nhiều hộ dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi ếch. Đi đầu phải kể đến ông Hồ Văn Bảy (xã Hưng Phú, huyện Phước Long).

15/09/2014
Tân Kỳ (Nghệ An) Hiệu Quả Từ Nuôi Trồng Thủy Sản Tân Kỳ (Nghệ An) Hiệu Quả Từ Nuôi Trồng Thủy Sản

Những năm qua, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước, nông dân huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chuyển đổi được nhiều diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, tận dụng mặt nước hồ đập lớn để thả cá và nuôi cá lồng. Bởi vậy, hàng năm diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Tân Kỳ tăng từ 40 - 50 ha, sản lượng đánh bắt cá năm sau cao hơn năm trước.

15/09/2014
Sóc Trăng Có Hơn 18.000 Ha Tôm Nước Lợ Bị Thiệt Hại Sóc Trăng Có Hơn 18.000 Ha Tôm Nước Lợ Bị Thiệt Hại

Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có gần 60.000 ha, đạt gần 87% kế hoạch năm, trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm nước lợ thiệt hại vẫn còn ở mức cao, với hơn 18.000 ha, chiếm trên 42% diện tích thả nuôi, tăng hơn 12% so với vụ tôm năm 2013.

15/09/2014