Vỡ quy hoạch hồ tiêu
Nhiều nông dân ở huyện Tuy Đức (Đắk Nông) phá bỏ cây cà phê để trồng hồ tiêu khi cây này đang cho thu nhập cao
Ông Hồ Gấm - Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông cho biết, do giá hồ tiêu tăng cao, người dân thấy lợi trước mặt mà bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp, ồ ạt đi trồng hồ tiêu.
Từ đầu năm đến nay, theo thống kê, cả tỉnh có hơn 3.000 ha hồ tiêu được trồng mới, đưa tổng diện tích vườn hồ tiêu của địa phương lên hơn 20.000 ha, trong khi tỉnh chỉ quy hoạch diện tích cây hồ tiêu phát triển bền vững là khoảng 12.000 ha.
Ông Vũ Đức Thành, ở xã Ðắk D’rông, huyện Cư Jút có vườn cao su gần 10 năm tuổi cho biết, trồng hồ tiêu thu về cả trăm triệu đồng mỗi năm, trong khi giá cà phê năm nay thấp chưa tới 40.000 đồng/kg, trong khi cao su rớt giá thê thảm còn chưa tới 9.000 đồng/kg nên ông đã quyết định chuyển một phần diện tích cây cao su sang trồng hồ tiêu.
Tại xã Ðắk D’rông, từ đầu năm đến nay đã có trên 100 ha đất hoa màu được người dân san ủi, chôn cọc để trồng hồ tiêu, nâng tổng số diện tích hồ tiêu toàn xã lên hơn 300 ha. Toàn huyện Cư Jút có trên 1.400 ha hồ tiêu và hầu hết đều là mới trồng từ đầu năm đến nay. Những cây trồng bị chặt bỏ để trồng tiêu nhiều nhất là cao su, cà phê vì giá xuống thấp.
Nông dân chặt phá hàng nghìn ha cây trồng khác như cao su, điều, cà phê…, thậm chí phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép để lấy đất trồng hồ tiêu. Về các huyện, những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vùng đồng bào dân tộc, đi đến đâu cũng thấy người dân hăm hở phá bỏ các cây trồng khác để trồng hồ tiêu.
Theo một số hộ nông dân, với giá hơn 200.000 đồng/kg hạt tiêu như hiện nay, chỉ cần trồng 1 ha hồ tiêu thì mỗi năm cũng cho thu nhập vài ba trăm triệu đồng, cao hơn hẳn các cây trồng khác.
Có thể bạn quan tâm
Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, một trong những lĩnh vực sẽ chịu tác động lớn nhất từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là nông nghiệp. Nông dân Việt Nam phải thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc liệt về sản xuất - kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.
Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.
Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.
Xã Thèn Phàng (Xín Mần) thời gian này được nhuộm một màu vàng xanh no ấm của những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên khắp các ngọn đồi. Đó là cảm nhận ngập tràn trong chúng tôi khi tìm về vùng quê có đặc sản gạo Già Dui, để cùng bà con thưởng thức bát cơm đầu mùa ngát hương, ngọt bùi như chính mảnh đất và tình người nơi đây.
Mèo Vạc lâu nay vốn là huyện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lâu đời có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Xác định chú trọng phát triển nông nghiệp để từng bước XĐGN bền vững, vài năm trở lại đây, địa phương đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học (TBKH) vào mô hình sản xuất rau an toàn được xem là hướng đi khá hiệu quả.