Vỡ quy hoạch hồ tiêu

Nhiều nông dân ở huyện Tuy Đức (Đắk Nông) phá bỏ cây cà phê để trồng hồ tiêu khi cây này đang cho thu nhập cao
Ông Hồ Gấm - Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông cho biết, do giá hồ tiêu tăng cao, người dân thấy lợi trước mặt mà bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp, ồ ạt đi trồng hồ tiêu.
Từ đầu năm đến nay, theo thống kê, cả tỉnh có hơn 3.000 ha hồ tiêu được trồng mới, đưa tổng diện tích vườn hồ tiêu của địa phương lên hơn 20.000 ha, trong khi tỉnh chỉ quy hoạch diện tích cây hồ tiêu phát triển bền vững là khoảng 12.000 ha.
Ông Vũ Đức Thành, ở xã Ðắk D’rông, huyện Cư Jút có vườn cao su gần 10 năm tuổi cho biết, trồng hồ tiêu thu về cả trăm triệu đồng mỗi năm, trong khi giá cà phê năm nay thấp chưa tới 40.000 đồng/kg, trong khi cao su rớt giá thê thảm còn chưa tới 9.000 đồng/kg nên ông đã quyết định chuyển một phần diện tích cây cao su sang trồng hồ tiêu.
Tại xã Ðắk D’rông, từ đầu năm đến nay đã có trên 100 ha đất hoa màu được người dân san ủi, chôn cọc để trồng hồ tiêu, nâng tổng số diện tích hồ tiêu toàn xã lên hơn 300 ha. Toàn huyện Cư Jút có trên 1.400 ha hồ tiêu và hầu hết đều là mới trồng từ đầu năm đến nay. Những cây trồng bị chặt bỏ để trồng tiêu nhiều nhất là cao su, cà phê vì giá xuống thấp.
Nông dân chặt phá hàng nghìn ha cây trồng khác như cao su, điều, cà phê…, thậm chí phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép để lấy đất trồng hồ tiêu. Về các huyện, những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vùng đồng bào dân tộc, đi đến đâu cũng thấy người dân hăm hở phá bỏ các cây trồng khác để trồng hồ tiêu.
Theo một số hộ nông dân, với giá hơn 200.000 đồng/kg hạt tiêu như hiện nay, chỉ cần trồng 1 ha hồ tiêu thì mỗi năm cũng cho thu nhập vài ba trăm triệu đồng, cao hơn hẳn các cây trồng khác.
Related news

Sau gần 30 năm đổi mới, sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc và vươn lên đứng thứ nhất, nhì thế giới về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên hiện nay năng suất lúa gạo của chúng ta đã tới hạn, khó có thể tăng được nữa, trong khi thị trường đang có dấu hiệu đổi chiều buộc chúng ta phải tính đến một kế sách và hướng đi mới…

Bà con trồng thanh long lâu năm đã quen với điệp khúc... “đến hẹn lại rớt giá”. Năm 2014, cũng thời điểm tháng 8, thanh long rớt giá chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg, thậm chí phải đổ cho bò ăn, nhưng vẫn khan hiếm thanh long đạt chuẩn để xuất khẩu sang thị trường khó tính.

7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tiêu tăng 1,9% (dù lượng giảm hơn 20%) so với cùng kỳ năm trước nhưng tính tới hết 8 tháng, xuất khẩu tiêu lại có sự đổi thay khi giảm cả lượng lẫn giá trị, với mức giảm lần lượt là giảm 21,7% về khối lượng và giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Thời tiết khô hạn kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc xuống giống trên diện tích 185.451 ha đất lúa tại Campuchia, tờ Khmer Times dẫn lời Bộ trưởng Nông nghiệp Campuchia cho biết.

Nhờ liên kết với doanh nghiệp, trang trại heo của gia đình ông Nguyễn Đình Thông (47 tuổi, ở xã Vạn Bình, H.Vạn Ninh, Khánh Hòa) luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao và không phải lo lắng về chất lượng giống, thức ăn, đặc biệt là đầu ra.