Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Xã Hòa Tâm (Phú Yên) Trúng Cua, Tôm Đất Trái Vụ

Nông Dân Xã Hòa Tâm (Phú Yên) Trúng Cua, Tôm Đất Trái Vụ
Ngày đăng: 24/01/2015

Những ngày qua, nông dân ở xã Hòa Tâm (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) tập trung thu hoạch cua nuôi trong hồ đất. Tuy giá bán có giảm hơn năm ngoái nhưng bù lại sản lượng tăng nên nông dân rất phấn khởi.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, người nuôi cua trong hồ đất ở xã Hòa Tâm trúng vụ cua nuôi “mót” (tăng vụ). Chị Nguyễn Thị Sang, nuôi cua ở xã Hòa Tâm cho biết, người nuôi cua đang thu hoạch rộ vụ nuôi “mót”. Mỗi hồ rộng 6 sào (3.000m2), thu hoạch từ 1 đến 1,2 tạ cua với giá bán từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg, thu nhập bình quân 9 triệu đồng.
Cũng theo chị Sang, thời điểm này năm ngoái giá cua 150.000 đồng/kg. Năm nay giá thấp hơn do nhiều người nuôi, tư thương kén chọn, phân loại cua đẹp, xấu nên ép giá. Năm ngoái, chị Sang nuôi 2 hồ, năm nay nuôi đến 3 hồ, nhờ sản lượng cua tăng mà chị có thêm thu nhập.
Theo nhiều nông dân, thường thì sau khi kết thúc vụ nuôi tôm thẻ chân trắng (khoảng trung tuần tháng 10), người nuôi bắt đầu vào vụ thả nuôi cua. Ở đây là hồ đất nên rất thuận lợi, trước khi nuôi cua chỉ tháo cạn nước đáy, nạo vét bùn, đắp lại những nơi xung yếu, lấp hết lỗ rò rỉ.
Gia cố cống, làm đăng lưới chắn quanh miệng cống và phía trong ao. Nuôi cua chỉ tốn tiền mua con giống còn thức ăn thì đi dọc theo bờ mương cào ốc quắn thả vào hồ cho cua ăn. Mùa này ốc quắn nhiều nên chỉ cần bỏ một buổi cào đổ vào hồ, cua ăn 2 ngày mới hết. Sau 3 tháng nuôi, cua có trọng lượng từ 0,4 đến 0,5 kg/con, mỗi con bán với giá trung bình 40.000 đồng.
Ông Trần Văn Thanh, người nuôi cua ở xã Hòa Tâm cho biết: Vùng nuôi cua ở khu vực này người ít nhất cũng được 1 tạ cua, đủ tiền tiêu tết. Trước đó các hồ đã thả nuôi 2 vụ tôm thẻ chân trắng.
Không chỉ trúng vụ cua, vùng này còn được mùa tôm đất. Theo nhiều người dân ở đây, sau một thời gian nuôi cua, khi trời mưa to, nước mặn trong hồ chuyển sang nước lợ, tôm đất sinh sản nhiều. Vùng này có trên 100 hồ đất, khi thủy triều lên nước biển theo mương tràn vào, thủy triều rút thì nước trong hồ xả ra, tôm đất ăn thức ăn tự nhiên lớn dần.
Anh Nguyễn Văn Mỹ ở xã Hòa Tâm có 9 hồ nuôi cua cho biết: “Sau 2 tháng nuôi cua, tôm đất sinh sản tự nhiên trong hồ cũng lớn dần. Những ngày qua, tôm đất có giá 200.000 đồng/kg, cứ sau một đêm cua, tôm đất chui vô lờ, tôi bắt bán được 1 triệu đồng”. Cũng theo anh Mỹ, kết thúc vụ thu hoạch cua là thả tôm thẻ chân trắng, việc nuôi cua còn làm sạch môi trường đáy ao trước khi thả nuôi tôm.
Ông Lê Công Thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Tâm, cho biết: “Thời gian qua, nhiều người dân xã Hòa Tâm phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, cua, tôm đất cả về quy mô diện tích, năng suất, sản lượng.
Vùng này có thuận lợi là nguồn nước được thủy triều tác động nên độ mặn, lợ thay đổi liên tục, vì vậy, tôm, cua phát triển nhanh. Trước đây, đa số bà con chưa nắm vững kỹ thuật nuôi tôm thẻ, thả nuôi mật độ dày nên năng suất đạt thấp, chỉ hòa vốn hoặc thu lãi rất ít.
Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hai năm nay bà con đồng loạt thả tôm thẻ chân trắng đạt năng suất gần 6 tấn/ha, cao nhất từ trước đến nay. Có người một năm nuôi 2 vụ tôm thẻ chân trắng và vụ cua, tôm đất thu nhập gần 800 đến 900 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Thử nghiệm nuôi gà sinh sản an toàn sinh học Thử nghiệm nuôi gà sinh sản an toàn sinh học

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phối hợp với Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa thử nghiệm mô hình nuôi gà sinh sản bằng phương pháp an toàn sinh học với 5.700 con gà mía bố mẹ tại 16 hộ dân ở hai xã Tiến Dũng và Cảnh Thụy.

16/04/2015
Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận yến sào Nha Trang (Khánh Hòa) Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận yến sào Nha Trang (Khánh Hòa)

Sáng 9/4, ông Trần Sơn Hải - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì buổi công bố nhãn hiệu chứng nhận yến sào Nha Trang. Việc công bố nhãn hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu trong công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ tổ yến được khai thác từ yến đảo thiên nhiên và yến nuôi trong nhà tại thành phố Nha Trang, đồng thời bảo vệ thương hiệu yến sào của tỉnh Khánh Hòa, tránh hiện tượng làm giả nguồn gốc xuất xứ.

16/04/2015
Chăn nuôi theo chuỗi giá trị hướng đi bền vững cho nông dân Chăn nuôi theo chuỗi giá trị hướng đi bền vững cho nông dân

Tham gia mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị, nông dân liên kết với các doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Đây là hình thức chăn nuôi quy mô nông hộ theo hướng VietGAP (chăn nuôi an toàn sinh học) dù còn mới nhưng hiệu quả cao.

16/04/2015
Thịt sạch chưa được nhận diện Thịt sạch chưa được nhận diện

Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap) triển khai được hơn 4 năm tại Đồng Nai. Toàn tỉnh hiện đã có các vùng chăn nuôi ra sản phẩm sạch, hệ thống lò mổ đến mạng lưới chợ đạt chuẩn an toàn vệ sinh.

16/04/2015
Người thuần hóa vịt trời Người thuần hóa vịt trời

Ngày xưa có câu chuyện cười dân gian đả kích một anh chàng ngốc nghếch đến nỗi cầm tiền mua vịt trời bị trắng tay khi vịt trời bay đi mất. Qua thời gian, cho dù đã có thể thuần hóa rất nhiều cá thể thiên nhiên thì cũng chưa thấy ai thuần hóa thành công vịt trời thành gia cầm.

16/04/2015