Vỗ Béo Bò, Nghề Mới Của Nông Dân Xã Phước Mỹ (Bình Định)

Trạm Khuyến nông TP Quy Nhơn (Bình Định) vừa tổng kết mô hình vỗ béo bò thịt tại xã Phước Mỹ. Tham gia mô hình có 5 hộ, mỗi hộ thực hiện vỗ béo 1 con bò, đa số là bò lai, có thể trạng tốt, bộ khung lớn.
Các hộ được tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật vỗ béo bò, kỹ thuật pha trộn thức ăn cho bò... Kết quả, sau thời gian nuôi vỗ béo bò từ 2 - 3 tháng, lợi nhuận đạt khoảng 3 - 4 triệu đồng/con.
Mô hình này lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở xã Phước Mỹ, tạo nghề mới để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cho nông dân. Mô hình rất phù hợp với chăn nuôi gia đình vì kỹ thuật nuôi đơn giản, dễ áp dụng, tận dụng được nguồn lao động và một số loại thức ăn là phế phụ phẩm nông nghiệp, thời gian vỗ béo ngắn, ít rủi ro hơn những đối tượng vật nuôi khác.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=32215
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nhà vườn ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) đang nhân rộng mô hình trồng trúc đóm trong nhà lưới, trồng cau vàng xen vườn cây ăn trái để bán lá, đã thu về lợi nhuận ròng trên 1 tỷ đồng/ha/năm.

Nếu không nhanh chóng có những giải pháp cho các vấn đề nội tại, ngành mía đường Việt Nam sẽ bị thua ngay trên sân nhà.

Hơn 1 tháng qua, nhiều hộ nuôi heo ở xã Hòa Thắng (huyện Phú Hòa, Phú Yên) lo lắng vì heo bị nhiễm bệnh sưng mắt, chết hàng loạt, người nuôi thiệt hại.

Mới đây, sản phẩm xoài của Đồng Nai được Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản cấp phép cho XK vào thị trường này.

Cua đồng được nuôi tại ruộng chiêm trũng là phù hợp nhất, cua nhanh lớn và sinh sản nhanh do chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, cho năng suất cao.