Sản lượng tôm nuôi khó đạt kế hoạch

Đến thời điểm này, diện tích thả nuôi tôm công nghiệp của tỉnh Kiên Giang mới đạt 50% kế hoạch nên không thể kéo sản lượng tăng lên
Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, tính đến đầu tháng 9, toàn tỉnh đã thả nuôi được 98.410 ha tôm tôm nước lợ, vượt kế hoạch hơn 9% và tăng gần 10% so với cùng kỳ.
Trong đó, nuôi theo hình thức công nghiệp là 1.502 ha, còn lại là quảng canh cải tiến và tôm lúa. Sản lượng thu hoạch đạt trên 33.000 tấn.
“Diện tích thả nuôi tôm tăng chủ yếu là nuôi quảng canh, năng suất thấp; trong khi đó tôm nuôi công nghiệp, sản lượng gấp hàng trăm lần, nhưng đến thời điểm này mới đạt 50% kế hoạch thả nuôi nên không thể kéo sản lượng tăng nên. Nguyên nhân là do năm nay giá tôm thương phẩm thấp, rủi ro dịch bệnh nhiều nên người nuôi tôm công nghiệp ngại đầu tư thả giống. Còn vụ tôm lúa thì đã kết thúc từ cuối tháng 8. Với tình hình này thì sản lượng tôm nuôi của tỉnh khó về đích”, ông Thao cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Văn Kế, ngư dân xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên - An Giang), cho biết, khoảng một tuần nay, giá cá chim trắng chỉ còn 16.000 đồng/kg - mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Thấy cá rớt giá, nhiều hộ đổ xô bán để cắt lỗ, thương lái lợi dụng tình trạng này “ép giá” ngư dân.

Theo UBND tỉnh Tiền Giang, tình hình nuôi trồng thủy sản trong tháng 9 tương đối ổn định, khai thác biển thuận lợi. Giá bán các loài thủy sản nuôi ổn định: giá cá điêu hồng thương phẩm tăng nhẹ, người nuôi có lãi nhưng giá cá tra tiếp tục ở mức thấp làm cho người nuôi gặp rất nhiều khó khăn.

Được thành lập từ năm 2010, đến nay, HTX nuôi trồng thủy sản Phú Thọ (xã Quảng Phú) đã nổi lên là một điểm sáng về phát triển kinh tế của huyện Lương Tài (Bắc Ninh) với nhiều mô hình cho doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Việc thành lập các HTX thủy sản như vậy được kỳ vọng sẽ tạo ra chuyển biến tích cực để phát huy tiềm năng thủy sản của vùng đất này.

Thông tin từ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) căn cứ kết quả 2 lần phân tích ban đầu, có thể xác định sơ bộ một trong những nguyên nhân làm cá, tôm chết và nổi đầu trên kênh xáng Xà No (Hậu Giang) vừa qua là do nguồn nước bị thiếu oxy, nước có pH thấp, nhất là nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng của chất hữu cơ từ rơm, rạ.

Mặc dù diện tích nuôi cá trên ruộng lúa trong mùa lũ năm nay có giảm so với năm trước, nhưng các hộ nông dân thuộc các xã: Mỹ Thọ, Phương Trà, Bình Hàng Trung, Gáo Giồng và Ba Sao của huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) vẫn duy trì mô hình này. Đa phần nông dân nuôi cá trên ruộng lúa khi hết vụ lúa hè thu hoặc sau 3 vụ lúa, tận dụng gốc rạ, lúa chét và mùa nước để thả cá vào ruộng.