Cây quýt đường cho hiệu quả kinh tế cao
Ông Lê Anh Quang - cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Sơn Bình cho biết, mấy năm gần đây, một số nông dân đã đưa cây quýt đường vào trồng thử nghiệm tại địa phương.
Đây là loại cây cho năng suất cao, sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, giá thành khá cao và ổn định.
Vì vậy hiện nay, nhiều hộ đã tìm mua giống quýt này về trồng xen với các loại cây ăn trái khác, thậm chí có hộ còn bỏ cà phê, cải tạo lại vườn tạp để trồng quýt.
Chúng tôi đến vườn quýt của gia đình ông Nguyễn Ngọc Ánh (thôn Liên Hòa) - người tiên phong đưa cây quýt về Sơn Bình. Ô
ng Ánh cho biết, năm 2012, ông bắt đầu mua giống cây quýt đường về trồng xen với cây sầu riêng trên diện tích hơn 2ha. Năm 2014, vườn quýt đã cho thu hoạch vụ đầu tiên với sản lượng hơn 20 tấn.
Với giá bán 20.000 đồng/kg, gia đình ông thu hơn 400 triệu đồng. Hiện nay, vườn quýt của gia đình ông Ánh đang cho thu hoạch vụ thứ hai, dự kiến sản lượng sẽ tăng hơn so với vụ đầu. Gia đình ông Nguyễn Mậu Thạch (thôn Liên Hòa) cũng đầu tư trồng quýt đường.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Thạch cho biết: “Gia đình tôi chủ yếu trồng sầu riêng. Năm 2012, tôi tình cờ biết được cây quýt đường có hiệu quả nên đã mua 70 cây về trồng thử nghiệm trên 3 sào đất trồng sầu riêng. Không ngờ trồng chơi mà ăn thật, sau 28 tháng, quýt đã cho thu hoạch lứa đầu hơn 1 tấn, bán được hơn 20 triệu đồng. Hiện nay, tôi đang tiếp tục mua thêm giống về trồng xen với diện tích sầu riêng còn lại. Năm nay, dự kiến vườn quýt của gia đình sẽ tiếp tục cho thu hoạch vụ thứ hai với khoảng 1,3 tấn quả”...
Theo nhận định của chính quyền địa phương, cây quýt đường đang có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, hiệu quả hơn so với trồng cà phê. Nếu như năm 2012, cây quýt đường chỉ được một vài hộ trồng thử nghiệm với diện tích hơn 5ha thì đến nay, diện tích tại Sơn Bình đã tăng lên gấp đôi.
Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương vẫn rất băn khoăn. Ông Cao Liên - Chủ tịch UBND xã Sơn Bình chia sẻ: “Cây quýt đường phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại địa phương, giá bán hiện cũng khá cao. Thế nhưng, điều chúng tôi lo lắng là liệu khi phát triển đại trà, giá bán có còn giữ ổn định ở mức cao như hiện nay? Đầu ra của sản phẩm này vẫn đang phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái...”.
Có lẽ, chính vì sự lo lắng ấy mà hiện nay, địa phương chưa có kế hoạch phát triển đại trà cây quýt đường, chỉ một số hộ kinh tế khá tiên phong trồng thử nghiệm. Trong tương lai, nếu loại cây này có đầu ra ổn định thì địa phương mới khuyến khích nông dân phát triển ở một số khu vực có điều kiện thích hợp.
Có thể bạn quan tâm
Chàng trai sinh năm 1991. Lê Văn Lâm đã có hàng chục năm làm chủ trang trại khi nói về những dự định của mình trong tương lai.
Nhãn xuồng tuy thưa trái, sản lượng không cao bằng các loại khác nhưng cơm dầy, ráo nước, ngọt thanh, nhẹ nên được nhiều người ưa chuộng.
Với 25 năm trồng cà phê, ông Ngô Văn Phi hiện có 7 ha cà phê trồng xen và 3 ha cà phê trồng thuần, mỗi năm thu 24 tấn cà phê nhân, lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng
Trong năm qua anh Sang thu hoạch được khoảng 300 tấn trái/7,5 ha, bán giá bình quân 40.000 đ/kg, thu 12 tỉ đồng, trừ chi phí còn lãi trên 8 tỉ đồng.
Bằng việc tận dụng các phế phẩm nông nghiệp kết hợp với dung dịch thảo dược, mô hình chăn nuôi heo sạch tại Quảng Ngãi đã đem lại hiệu quả thiết thực.