Vịt trời đã bay đến Đắk Lắk
Tuy nhiên, đến nay, loại thủy cầm hoang dã này đã được nuôi ở khắp cả nước và giúp nhiều người giàu lên, trong đó, trang trại của ông Nguyễn Hữu Tuyên ở xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột là mô hình nuôi vịt trời quy mô lớn đầu tiên ở Đắk Lắk.
Trang trại vịt trời của ông Tuyên nằm khuất trong khu đất trũng và kín đáo phía sau chợ Đạt Lý nhưng không quá khó để tìm vì đi gần đến nơi đã nghe tiếng vịt kêu ầm ĩ.
Trang trại rộng chừng 2 ha, gồm 4 ao thả vịt, có hệ thống chuồng nhốt vịt trưởng thành, úm vịt con và khu vực lò ấp trứng.
Chủ nhân của khu vườn cho biết, trước đây phần lớn diện tích mặt nước được dùng để nuôi cá nhưng không hiệu quả do giá bán thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định.
Trong lúc đang băn khoăn về hướng làm ăn khác thì tình cờ biết được mô hình nuôi vịt trời hiệu quả của một nông dân ở Bắc Giang qua ti vi.
Sẵn có diện tích ao vườn rộng và qua tìm hiểu vịt trời cũng dễ nuôi, giá trị kinh tế cao nên ông quyết định đầu tư nuôi loại thủy cầm này.
Đầu năm 2014, ông Tuyên lặn lội ra Bắc mua 100 quả trứng vịt trời về gửi lò ấp, nở được 84 con, sau 4 tháng nuôi, hơn 60 con vịt mái đã đẻ trứng, ông cho ấp nở để tăng đàn.
Thời gian đầu, vịt trời bay khắp các khu rẫy, vườn của các hộ dân xung quanh, ông rất lo vịt bị mất trộm, nhưng dần dần, vịt quen môi trường nên chỉ quanh quẩn dưới ao, trên bờ, tối đến chỉ cần bật điện sáng là tự động vào chuồng.
Ông Vũ Đức Chiến, người quản lý trang trại cho biết, nuôi vịt trời còn dễ hơn nuôi vịt nhà, vì chúng ăn mạnh, rất ít bị dịch bệnh, thức ăn cho vịt ngoài cám còn có lúa, bắp xay và cỏ.
Tuy nhiên, do có nguồn gốc hoang dã nên vịt trời chậm lớn, nuôi 4 tháng nhưng trọng lượng mỗi con chỉ đạt trên dưới 1kg, bù lại thịt của chúng chắc, thơm ngon hơn vịt nhà.
Trang trại nuôi vịt trời của ông Nguyễn Hữu Tuyên.
Ông Tuyên cho biết, hiện trang trại của ông thường xuyên có khoảng 3.000 con vịt trời, trong đó, 200 con vịt sinh sản, mỗi tháng trang trại xuất bán hơn 1.000 vịt con, vịt thịt và trứng.
Trên thị trường, vịt trời có giá bán cao (vịt thịt 230.000 đồng – 250.000 đồng/con), nên trang trại mang lại cho gia đình ông thu nhập khá.
Vịt trời không những được tiêu thụ cho các nhà hàng, khách sạn ở Buôn Ma Thuột mà còn xuất đi Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng.
Ngoài ra, ông còn bán giống cho người dân trong và ngoài tỉnh.
Cũng theo ông Tuyên, với giá bán thương phẩm hiện nay, vịt trời chỉ có thể tiêu thụ chủ yếu cho các nhà hàng, người dân ít có điều kiện sử dụng làm thực phẩm như gà hay vịt nhà.
Bởi vậy, mong muốn của ông là ngày càng có nhiều người dân có thể ăn vịt trời với giá rẻ hơn bằng cách ông sẵn sàng tư vấn kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, giảm giá bán con giống cho ai có nhu cầu để ngày càng có nhiều người nuôi vịt trời nhằm làm cho giá thành tiêu thụ giảm xuống.
Từ suy nghĩ đó, ông đã thả vịt với số lượng lớn tại một hồ thủy điện ở huyện Buôn Đôn và sắp tới sẽ thả tiếp ở một hồ thủy lợi tại huyện Ea Súp.
“Với phương án này, sẽ tạo việc làm và giới thiệu mô hình kinh tế hiệu quả cho người dân ở hai huyện biên giới”, ông Tuyên chia sẻ.
Hội Nông dân TP. Buôn Ma Thuột cho biết, nuôi vịt trời là mô hình mới, có hiệu quả kinh tế cao cần được nhân rộng, Hội sẽ giới thiệu mô hình này để người nông dân tham quan và áp dụng, qua đó đa dạng hóa các mô hình phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập cho người dân trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) phát triển mạnh mô hình trồng dừa Xiêm (DX), bởi hiệu quả kinh tế của loại cây này rất cao. Trong tương lai, DX có thể trở thành loại cây chủ lực của xã nếu người dân biết đầu tư mở rộng sản xuất cũng như được sự quan tâm của các ngành, các cấp. Đó là chia sẻ của ông Phạm Thúc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích.
Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng, cá trê vàng lai đã được nuôi nhiều nơi từ nhiều năm qua. Trong khi đó cá trê vàng có giá trị kinh tế cao hơn nhiều, lại khan hiếm chủ yếu dựa vào tự nhiên. Gần đây, quy trình sản xuất giống cá trê vàng đã thực hiện thành công ở các Viện, Trường đại học, chưa được nhân rộng cho các trại giống cũng như nông hộ. Do vậy nguồn giống cá trê vàng rất khan hiếm, diện tích nuôi cá trê vàng là rất ít không đáng kể.
Ở ấp Bắc 3, xã Hòa Long (TP.Bà Rịa) ông Nguyễn Huỳnh Kiến là người đầu tiên dám đầu tư, phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng (VAC) ở vùng đất trũng bỏ hoang, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp gia đình ông ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.
Sáng ngày 23/10/2012, Trạm Khuyến nông Cần Giờ thuộc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM tổ chức hội thảo đầu bờ “Mô hình nuôi cua thương phẩm bằng giống nhân tạo” tại Ấp An Phước, xã Tam Thôn Hiệp, TP. HCM.
Nhằm giúp nông dân vùng sâu, vùng xa cải thiện đời sống, thoát nghèo, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tuy Phong triển khai mô hình nuôi gà tàu vàng cho bà con ở xã Phong Phú.