Tưới nhỏ giọt cho nho
Không những thế cách tưới này còn giúp bà con nông dân giảm chi phí lao động và nâng cao năng suất cây trồng.
Hiện bà con xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đang áp dụng đồng bộ công nghệ tưới nhỏ giọt này cho cây nho.
Hiệu quả
Về xã Vĩnh Hải những ngày tháng 8 dưới cái nắng như đổ lửa thốc vào da mặt thật khó chịu. Thế nhưng điều lạ kỳ khi nhìn những vườn nho dọc 2 bên đường vào trung tâm xã, cây vẫn xanh tốt bời bời như không hề bị tác động của thời tiết.
Thời điểm này quan sát nhiều vườn nho có đến 4 - 5 công nhân đang thu hoạch cắt lứa trái vừa mới chín tới, bên cạnh đó là những chiếc xe tải cũng đang chờ đóng hàng để chở đi các tỉnh tiêu thụ.
Ghé vào trụ sở UBND xã gặp ông Võ Phước, Chủ tịch Hội Nông dân. Hỏi vì sao vườn nho ở đây vẫn tốt xanh như vậy, ông Phước cho biết: “Nhờ áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt Israel đó chú”.
Ông Phước giải thích, đợt nắng hạn kéo dài từ cuối năm 2014 đến nay, nếu bà con không áp dụng đồng bộ công nghệ tưới nhỏ giọt thì nguồn nước tưới không đủ và cây nho giờ này cũng đã chết khô, gây thiệt hại nặng, chứ không còn vườn xanh tốt đang cho thu hoạch như hôm nay.
Xã Vĩnh Hải là một trong những vùng hạn ở Ninh Thuận. Đời sống của bà con nơi đây chủ yếu dựa vào trồng rau màu như hành, tỏi, trồng cây ăn trái là nho. Hiện trên địa bàn duy nhất chỉ có hồ Nước Ngọt với dung tích 1,8 triệu m3. Những năm mưa thuận gió hòa thì hồ mới có nước, còn nắng hạn gay gắt như năm nay thì cạn kiệt và chỉ ưu tiên cho cấp nước sinh hoạt và gia súc.
Áp dụng đồng bộ công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây nho
Để có nước SX, những năm qua bà con nơi đây đều chủ động khoan giếng lấy mạch nước ngầm tưới cho khoảng 100 ha màu và 180 ha nho. Do việc khai thác thời gian dài nên nguồn nước ngầm cũng cạn kiệt; đặc biệt 2 năm nay Ninh Thuận liên tục bị hạn. Trong khi đó, nông dân vẫn áp dụng cách tưới tràn gây lãng phí nước.
Nhằm ứng phó tình hình hạn hán, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, tập huấn, vận động bà con áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Nhờ thấy được hiệu quả cách tưới mới đã tiết kiệm từ 40 - 60% lượng nước tưới, thấm sâu, tăng năng suất nên bà con đã áp dụng rộng rãi trên các loại cây trồng, đặc biệt là cây nho.
Nếu tưới tràn mỗi vụ 1 ha cần khoảng 7.000 m3 nước thì tưới bằng công nghệ mới chỉ cần 3.500 - 4.000 m3 nước.
Ông Võ Phước cho biết, việc ứng dụng công nghệ tưới tưới nhỏ giọt cho cây nho của nông dân ở xã Vĩnh Hải đã mang hiệu quả cao, nhất là trong những ngày nắng hạn.
Cách tưới này còn có nhiều lợi ích khác như tiết kiệm nguồn nước ngầm, khai thác tối đa diện tích canh tác, tạo cảnh quan môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, chống cát bay, sa mạc hóa trên vùng đất khô hạn.
“Nếu như năm 2014, toàn xã chỉ có khoảng 50 hộ áp dụng tưới nhỏ giọt với diện tích vài héc ta mang tính chất thử nghiệm, thì hiện nay công nghệ mới này đã lan rộng toàn xã. Đối với cây nho bà con áp dụng tưới nhỏ giọt 100% diện tích cho hiệu quả ngoài mong đợi”, ông Phước chia sẻ.
Vượt trội
Dẫn chúng tôi tham quan những vườn nho xanh tốt ở thôn Thái An, nhìn dưới chân gốc cây, bà con đều lắp đặt đường ống dọc theo hàng, đồng thời gắn ống tưới phun nhỏ giọt quanh gốc.
Ghé thăm vườn nho rộng chừng 1 ha ở khu vực đất Cát của hộ ông Nguyễn Khắc Phòng, người tiên phong trong việc áp dụng mô hình tưới nhỏ giọt đầu tiên trong xã.
Ông Phòng cho biết, ông áp dụng mô hình tưới nhỏ giọt cho cây nho bắt đầu từ năm 2012, xuất phát từ nhu cầu tưới tiêu trong SX, nhưng nguồn nước ngầm ở đây không đảm bảo. Việc lắp đặt công nghệ tưới này do tự ông tìm hiểu qua báo đài và tham quan một số mô hình tưới tiết kiệm trong tỉnh.
Ban đầu chỉ lắp đặt vài sào nho để thử nghiệm, song thấy hiệu quả mang lại vượt trội nên sau đó ông đã nhân rộng toàn bộ diện tích hơn 1,2 ha nho của gia đình.
Theo ông Phòng, với công nghệ này, nước trước khi dẫn đến tưới cho cây đã được đi qua một “hệ thống trung tâm” với các bộ phận chính gồm máy bơm điện, đồng hồ đo lưu lượng nước, đồng hồ đo áp lực, lọc đĩa, van xả khí và các phụ kiện lắp đặt hoàn chỉnh bộ điều khiển trung tâm.
Mặc dù nắng hạn nhưng nho vẫn xanh tốt, cho thu nhập ổn định
Ông lắp đặt 3 đường ống, trong đó đường ống chính dẫn nước có đường kính 60 mm, đường ống dẫn lên béc có đường kính 27 mm và đường ống lên béc có đường kính 21 mm được bố trí nằm cách giữa 2 hàng cây và chôn cách mặt đất 5 - 7 cm; khoảng cách giữa các béc tưới tưới 3 x 4 m hoặc 3 x 3 m; độ cao của béc tưới từ 20 - 35 cm; trung bình mỗi sào lắp đặt từ 70 - 90 béc tưới, mỗi ngày tưới 20 - 30 phút vào buổi sáng, cách 1 ngày tưới một lần.
“Trước đây tôi tưới tràn từ 20 - 30 phút chỉ được 100 - 200 m2 thôi, còn tưới theo công nghệ mới thì chỉ thời gian đó nước đã đủ thấm sâu trong đất và đều cả vườn. Nhờ áp dụng công nghệ tưới và chăm sóc mới, nên năng suất nho nhà tôi luôn ở mức ổn định khoảng 2 tấn/sào.
Ưu điểm lớn nhất của công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây nho là tiết kiệm nước, do nước tưới được cấp trực tiếp cho cây trồng, không bị thất thoát do bốc hơi và thấm sâu.
Qua nhiều năm tôi theo dõi, cách tưới nhỏ giọt giảm được 60% lượng nước tưới, giảm 70 - 80% công tưới, làm cỏ, bón phân. Do hòa tan vào nước thấm vào vùng rễ, giảm 100% hư hao phân bón; tăng thu nhập lên đáng kể. Không những thế cách tưới này còn giúp bà con nông dân giảm chi phí lao động tưới và nâng cao năng suất cây trồng”, ông Phòng khẳng định.
Còn ông Nguyễn Khắc Đượng, người cùng thôn cũng lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho 3 sào nho với chi phí khoảng 3 triệu đồng/sào. Ông Đượng bộc bạch: “Nếu gia đình tôi không lắp đặt kịp thời hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây nho thì toàn bộ diện tích đã bị thiệt hại do nắng hạn.
Bởi đợt hạn vừa qua nguồn nước ngầm cạn kiệt không đủ nước tưới tràn như mọi khi. Nhờ sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm này mà vườn vẫn xanh tốt, tiết kiệm được nước tưới, giảm công lao động; vừa tạo độ ẩm cho đất, làm mát cho cả giàn nho, hạn chế được sâu bệnh.
Trong khi thời tiết nắng hạn, nhiều vườn nho trong tỉnh bị thiệt hại, giảm năng suất thì vườn nho nhà tôi vẫn cho thu hoạch ổn định 2 tấn/sào, bán với giá 12.000 đ/kg, trừ đi chi phí còn lãi hàng chục triệu đồng”.
Có thể bạn quan tâm
Theo Phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, cây tiêu có mặt trên địa bàn huyện cách đây hơn chục năm, do một số người dân xã Cát Sơn trồng tự phát trên cây rừng, nhưng do chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên năng suất không cao. Gần đây, giá tiêu khá cao, 120 - 150 ngàn đồng/kg, nên phong trào trồng tiêu ở Phù Cát được đẩy mạnh.
Khoảng thời gian trống đó biết lấy gì để sống? Thế là anh quyết định đầu tư thâm canh thông qua việc chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước đúng cách và không quên bón phân sau thu hoạch để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tránh tình trạng năng suất năm được năm mất.
Theo một số nông dân ở Khánh Sơn, năm nay năng suất mì chỉ đạt khoảng 80 - 85% so với năm trước, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thất thường, cây mì vào giai đoạn phát triển, ít mưa nên sản lượng đạt thấp. Ngoài ra, do giá mì dao động ở mức thấp trong 2 năm gần đây nên người dân các địa phương đang có kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng mì sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ăn quả, keo...
Nhằm đa dạng con nuôi thủy sản nước ngọt cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho ngư dân, doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó nhiều nhất là con cá rô phi hiện đang có thị trường xuất khẩu tốt.
Năm nay theo kế hoạch Vĩnh Châu sẽ thả nuôi 550 ha Artemia, dự kiến sản lượng đạt trên 35 tấn trứng. Để đạt được kết quả trên, thời gian qua bằng các nguồn lực, thị xã đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nạo vét lại tuyến kênh Bảy trăm, khơi thông dòng chảy, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con làm muối và nuôi artemia.