Vĩnh Phúc Xây dựng nông thôn mới giàu nhờ rau an toàn

Thu nhập bình quân trên 30 triệu đồng
Ông Vũ Xuân Bắc – Phó Chủ tịch UBND xã Đại Tự cho biết:
“Ngay từ đầu, xã Đại Tự đã xác định phát triển kinh tế vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với công cuộc xây dựng NTM.
Bởi vậy, trong những năm qua xã đã thực hiện nhiều biện pháp để giúp người dân phát triển sản xuất như:
Mở lớp bồi dưỡng kiến thức cho nông dân, quy hoạch sản xuất vùng hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu cây trồng, tín chấp vay vốn cho các hộ nghèo, hộ ngành nghề, xuất khẩu lao động”.
Bà Hoàng Thị Lương – thôn Đại Tự 3 có thu nhập ổn định từ trồng cà chua ghép trên gốc cà tím.
Qua công tác tuyên truyền, bà con đều hiểu được mục đích của chương trình xây dựng NTM là phục vụ lợi ích của nhân dân nên bà con đều hăng hái thi đua sản xuất.
Trong đó, nhiều hộ nghèo đã được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, xây dựng như: Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, xẻ gỗ, xay xát.
Trong đó có 2 hộ được vay chi phí đi xuất khẩu lao động với số tiền là 100 triệu đồng.
Nhờ đó, cơ cấu kinh tế địa phương đã dần chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ tăng, nâng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên lên trên 94%.
Ông Bắc phấn khởi cho biết: “Hiện thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 30 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,75%, đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong xã ngày càng nâng cao”.
Kinh tế trang trại nở rộ
Bà Nguyễn Thị Mãi – cán bộ nông nghiệp xã Đại Tự cho hay:
“Sản xuất nông nghiệp tại Đại Tự đang từng bước được hiện đại hóa bằng việc sử dụng các loại phương tiện, máy móc hiện đại trong gieo trồng và thu hoạch; kinh tế trang trại ngày càng nở rộ, đặc biệt là người dân được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt chăn nuôi nên trình độ sản xuất ngày càng cao”.
Bà con cho biết thêm, riêng vùng rau an toàn của xã đã được đầu tư hơn 10 tỷ đồng để xây dựng hệ thống hạ tầng, góp phần hình thành vùng chuyên canh rau, cà chua cho thu nhập cao.
Riêng mô hình cà chua lai ghép, mỗi hộ được hỗ trợ 7 triệu đồng để mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Hàng năm, tại địa phương đều có các cuộc trình diễn giống mới để bà con tham quan, học hỏi.
Bà Hoàng Thị Lương – nông dân thôn Đại Tự 3 chia sẻ: “Tôi đã được HTX cho đi tham quan mô hình sản xuất giống cà chua Savior ghép trên gốc cây cà tím.
Sau khi tham quan về, tôi đã áp dụng trên diện tích của gia đình, kết quả cho thấy 1 sào cà chua cho thu hoạch từ 1,5 – 1,8 tấn quả, với giá bán từ 8. 000 – 12. 000 đồng/kg, trừ chi phí có thể thu về 15 triệu đồng.
Ngoài ra tôi còn trồng đậu tương ĐT26, năng suất trung bình 78- 80 kg/sào, với giá bán 13.
000 đồng/kg, mỗi sào tôi thu lãi hơn 1 triệu đồng”. Xã Đại Tự đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, bộ mặt nông thôn đổi thay rõ rệt và ngày càng văn minh hơn, hạ tầng cơ sở được đầu tư khang trang, sạch sẽ, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/người/năm.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của các địa phương, đợt mưa bão vừa qua, toàn tỉnh có gần 4.000ha (trong tổng số khoảng 40.000ha lúa mùa) bị thiệt hại, nhất là những diện tích lúa nằm ven sông Cầu, sông Công và khu vực gần hồ Núi Cốc. Năng suất của các diện tích lúa này có thể bị giảm từ 20-70% so với cùng kỳ hằng năm.

Vụ mùa năm nay, xã Vinh Sơn (T.X Sông Công) triển khai xây dựng thí điểm 2 vùng sản xuất lúa lai giống LC212 và Syn 6 với tổng diện tích 27ha tại các xóm: Vinh Quang 1, Vinh Quang 2; Tân Sơn và Sơn Tía. Đây là những giống lúa ngắn ngày, cấy được 2 vụ/năm, năng suất cao, khả năng đẻ nhánh tập trung, cứng cây, bông to, và khả năng chống chịu khá với một số loại sâu, bệnh như đạo ôn, bạc lá, rầy nâu...

Trong lúc bạn bè cùng trang lứa rủ nhau rời quê đi làm ăn xa thì cô gái xứ Thanh 26 tuổi Phạm Thị Xuyến quyết tâm ở lại làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương với mô hình trang trại tổng hợp, trong đó chủ lực là cây phật thủ.

Cả xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ (TP HCM) có hơn 100 hộ áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, lợi nhuận từ 100 triệu đến hơn 3 tỷ đồng/năm.

Từ những kết quả trên, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã và đang nhân rộng mô hình ra những vùng nước mặn lợ nuôi tôm kém hiệu quả. Thành công của mô hình góp phần giúp bà con vùng nuôi tìm ra được đối tượng nuôi thích hợp, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.