Trồng Phật Thủ Làm Giàu
Trong lúc bạn bè cùng trang lứa rủ nhau rời quê đi làm ăn xa thì cô gái xứ Thanh 26 tuổi Phạm Thị Xuyến quyết tâm ở lại làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương với mô hình trang trại tổng hợp, trong đó chủ lực là cây phật thủ.
Với hơn 4 ha vườn đồi được nhà nước giao khoán, trước đây gia đình chị Xuyến (ở thôn Mốc, xã Đồng Lương, H.Lang Chánh, Thanh Hóa) chỉ trồng sắn, ngô, luồng và nuôi vài chục con gà, con lợn. Nghĩ là không thể làm giàu từ hạt ngô, củ sắn, nên đầu năm 2010 Xuyến sang các xã bạn học tập các mô hình kinh tế vườn đồi, quyết tâm thay đổi thói quen canh tác bấy lâu.
Thế nhưng, hầu hết những trang trại chị tới thăm cũng chỉ nuôi, trồng các giống cây và vật nuôi truyền thống, nguồn lợi mang về hạn chế, không có sự đột phá trong phát triển kinh tế.
Đang loay hoay chưa biết phát triển kinh tế gia đình ra sao thì chị Xuyến được xã cử đi tham quan mô hình phát triển kinh tế của thanh niên các địa phương trong tỉnh. Nhận thấy mô hình nuôi chim trĩ ở H.Đông Sơn (Thanh Hóa) mang lại giá trị cao, Xuyến vay mượn, huy động vốn của bạn bè và họ hàng đầu tư nuôi chim trĩ, biến khu vườn đồi thành trang trại tổng hợp.
Ban đầu làm quy mô nhỏ, sau một thời gian thấy hiệu quả chị quyết định đầu tư mở rộng trang trại. Hiện nay, trang trại của chị Xuyến đã có hơn 200 con chim trĩ, 300 vịt đẻ trứng, 200 gà thịt và 3 lò ấp trứng. Mỗi năm nguồn thu từ chăn nuôi mang về cho gia đình Xuyến khoảng 200 triệu đồng.
Không bằng lòng với thành công bước đầu, Xuyến tiếp tục tạo hướng đi mới bằng việc trồng phật thủ, sau khi nhận thấy quả phật thủ rất được người dân ưa chuộng. Lâu nay ở quê chị, loại quả này chỉ được dùng bày mâm ngũ quả trong ngày Tết Nguyên đán, nhưng ở thành phố vào dịp ngày rằm, mùng một hằng tháng, hầu như các gia đình làm nghề kinh doanh đều mua về thắp hương.
Giá phật thủ ở thành phố rất cao, từ 100.000 - 150.000 đồng/quả, vào dịp tết lên tới 400.000 - 500.000 đồng/quả. Do Lang Chánh không có nguồn cung cấp giống phật thủ, Xuyến phải sang các huyện lân cận tìm mua giống. Lăn lộn khắp nơi, đặt mua từng nhà, rồi thuê thợ chiết cành nhân giống, đầu năm 2012, chị mang về hơn 300 cành chiết trồng tại vườn đồi.
Chỉ sau hơn một năm, vườn phật thủ đồng loạt ra hoa, kết quả. Lứa phật thủ tết vừa qua, gia đình chị thu về gần 300 triệu đồng từ bán quả. Phật thủ cho quả liên tục, giúp chủ vườn có thu nhập đều đặn trong cả năm. “Bình thường quả phật thủ chỉ được dùng làm ngũ quả, nhưng thời gian gần đây nhiều người từ các tỉnh phía bắc vào đặt mua về làm thuốc nam, nên được lứa quả nào, tôi bán hết ngay lứa đó”, chị Xuyến nói.
Không những làm kinh tế giỏi, hiện Phạm Thị Xuyến còn là một cán bộ Đoàn năng động của H.Lang Chánh. Với cương vị là Phó bí thư Đoàn xã, chị Xuyến đã chuyển giao kỹ thuật, khuyến khích các thanh niên trong xã Đồng Lương cùng mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Nhiều thanh niên trong vùng đã được chị Xuyến hỗ trợ trồng các vườn phật thủ, mang lại nguồn thu ổn định quanh năm.
Có thể bạn quan tâm
Đối với các vùng nông thôn, người có đất nhiều thì sống nhờ ruộng rẫy và chăn nuôi thêm, còn gia đình ít đất hoặc không đất chỉ mong mùa nước lên. Tháng chín âm lịch, khi con nước ngập đồng thì mọi người tranh thủ khai thác thủy sản cho bữa ăn cả nhà, vừa bán đi để tạo nguồn thu nhập. Đây cũng là thời điểm cá đồng sinh sôi, kéo dài đến Tết âm lịch.
Quả thật, khi lên hồ Suối Hai (thuộc xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội) hỏi thăm mọi người ai cũng biết đến ông Lã Đức Quảng, với bản chất tần tảo, cần cù chịu khó bám hồ suốt nhiều năm nay để phát triển nghề nuôi thuỷ sản lồng bè.
Đối với các vùng nông thôn, người có đất nhiều thì sống nhờ ruộng rẫy và chăn nuôi thêm, còn gia đình ít đất hoặc không đất chỉ mong mùa nước lên. Tháng chín âm lịch, khi con nước ngập đồng thì mọi người tranh thủ khai thác thủy sản cho bữa ăn cả nhà, vừa bán đi để tạo nguồn thu nhập. Đây cũng là thời điểm cá đồng sinh sôi, kéo dài đến Tết âm lịch.
Từ đầu tháng 9-2013, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với UBND xã An Khang (TP Tuyên Quang) tổ chức thí điểm mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học cho các hộ gia đình trên địa bàn xã. Sau hơn 3 tháng triển khai, các hộ gia đình tham gia mô hình đều đánh giá là mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Sớm chọn con cá nước ngọt làm người dẫn đường cho đời mình, ông đã trở thành một nông dân siêu tỉ phú. Thành công ấy là sự tổng hợp của lòng yêu nghề, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiết kiệm hợp lý.