Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cua Biển Thương Phẩm Đạt Hiệu Quả Cao

Mô Hình Nuôi Cua Biển Thương Phẩm Đạt Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 25/09/2014

Năm 2014, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Nghệ An, Trạm Khuyến nông huyện Diễn Châu đã thực hiện thành công mô hình “Nuôi cua biển thương phẩm”.

Mục tiêu của mô hình nhằm giúp người dân tiếp cận các kiến thức về khoa học kỹ thuật (KHKT) mới, đa dạng hóa các đối tượng nuôi, đặc biệt tìm ra đối tượng nuôi mới phù hợp với điều kiện địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao ở những vùng nuôi tôm kém hiệu quả.

Tháng 3 năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An giao cho Trạm Khuyến nông huyện Diễn Châu triển khai mô hình nuôi cua thương phẩm, với quy mô 0,5 ha. Ngay sau khi có Quyết định phê duyệt dự toán xây dựng mô hình, Trạm Khuyến nông huyện Diễn Châu đã phân công cán bộ phụ trách, chỉ đạo, phối hợp với chính quyền cơ sở khảo sát địa điểm, chọn hộ nuôi. Qua khảo sát vùng nuôi ở các địa phương, Trạm, UBND xã Diễn Vạn đã thống nhất chọn hộ ông Phan Văn Niêm, xóm Vạn Nam, xã Diễn Vạn làm chủ hộ nuôi thực hiện mô hình.

Mô hình được Nhà nước hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn, vôi, chế phẩm sinh học, thuốc xử lý ao.

Trong quá trình thực hiện mô hình, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn chủ hộ kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho cua.

Với quy mô 0,5 ha, thả 5.000 con cua giống cỡ 6 - 8 cm/con, nguồn giống được lấy từ tự nhiên, thức ăn tươi sống đảm bảo chất lượng nên tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cua tương đối cao.

Sau 4 tháng nuôi, cua thu hoạch đạt trọng lượng trung bình 4 con/kg, có những con đạt 2 - 3 con/kg. Cua thu hoạch, cua đực thịt chắc, cua cái gạch rất nhiều. Mô hình nuôi đã thu sản lượng 1.550 kg cua thương phẩm, tại thời điểm thu hoạch cua thịt có giá bán 250.000 đồng/kg, cua gạch 350.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người nuôi cua thu lãi 95,7 triệu đồng.

Từ những kết quả trên, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã và đang nhân rộng mô hình ra những vùng nước mặn lợ nuôi tôm kém hiệu quả. Thành công của mô hình góp phần giúp bà con vùng nuôi tìm ra được đối tượng nuôi thích hợp, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.


Có thể bạn quan tâm

Vượt Khó Làm Giàu Vượt Khó Làm Giàu

Đó là vợ chồng anh Nguyễn Văn Xuân, chị Phan Thị Thanh Dung, ở xóm 2, thôn Phương Hạ, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, với mô hình kinh tế tổng hợp VAC, cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Vợ chồng anh Xuân là tấm gương điển hình trong phong trào xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

28/07/2013
Mô Hình Trồng Dưa Hấu Xen Cao Su Ở Tân Phú (Nghệ An) Mô Hình Trồng Dưa Hấu Xen Cao Su Ở Tân Phú (Nghệ An)

Đến xã Tân Phú (huyện Tân Kỳ - Nghệ An) những ngày cuối tháng 4, dưới ánh nắng vàng trải đều trên những cánh đồng dưa nằm xen giữa những vườn cao su, dẫn chúng tôi đi, anh Hồ Sỹ Vân - Chủ tịch xã vui mừng cho biết: "Thêm một vụ dưa hấu mang lại thu nhập cao cho người nông dân, khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đây là năm thứ hai, người dân Tân Phú trồng dưa hấu xen cao su".

09/05/2013
Vì Sao Tiêm Phòng Cho Đàn Vật Nuôi Vụ Xuân Tỷ Lệ Đạt Thấp? Vì Sao Tiêm Phòng Cho Đàn Vật Nuôi Vụ Xuân Tỷ Lệ Đạt Thấp?

Năm 2012, trên địa bàn tỉnh xảy ra khá nhiều dịch bệnh trên đàn vật nuôi như tai xanh, lở mồm long móng… đã làm ảnh hưởng phần nào đến phát triển chăn nuôi của toàn tỉnh.

28/07/2013
Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Tam Kỳ (Quảng Nam) Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Tam Kỳ (Quảng Nam)

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ thí điểm nuôi cá diêu hồng lồng bè trên sông Tam Kỳ. Với kết quả khả quan ban đầu, mô hình này mở ra hướng phát triển kinh tế cho nhiều người dân.

19/07/2013
Hiệu Quả Từ Ngành Sản Xuất Thủy Sản Ở Tam Nông Hiệu Quả Từ Ngành Sản Xuất Thủy Sản Ở Tam Nông

Vừa dẫn tôi đi thăm cánh đồng nuôi cá mới thả, anh Thành quê ở Văn Lương vừa khoe với tôi: Em vừa buông xuống cánh đồng này trên ba vạn cá chép, trắm, trôi…

28/07/2013