Vĩnh Phúc Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Giống Mới Năm 2014
Sáng 27/1/2015, Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi cá giống mới năm 2014. Dự hội nghị có đại diện Sở NN&PTNT, Phòng NN&PTNT các huyện, thành, thị và 50 hộ tham gia mô hình.
Thực hiện Nghị quyết số 52 của HĐND tỉnh, tháng 4/2014, Chi cục Thủy sản tỉnh triển khai mô hình nuôi cá giống mới cho 50 hộ dân trên địa bàn, với tổng diện tích 40ha. Mô hình nuôi cá giống mới hỗ trợ 1,2 triệu con cá rô phi đơn tính giống Đường nghiệp và 40 nghìn cá chép lai ba máu cho các hộ nuôi.
Với mật độ nuôi 3 con/m2 (cá rô phi đơn tính) và 1 con/m2 (cá chép lai), cá sinh trưởng phát triển tốt, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt 80%. Trong suốt quá trình nuôi, cá được cho ăn 2 - 3 lần/ngày, sử dụng 100% cám công nghiệp có hàm lượng đạm 28 - 40% và thường xuyên được cán bộ kỹ thuật của Chi cục theo dõi, giám sát.
Sau hơn 5 tháng nuôi, cá cho thu hoạch trọng lượng bình quân đạt 700 - 800gam/con (14,2 tấn/ha), chất lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Với giá bán 33.000 - 35.000đ/kg, trừ chi phí, cho thu lãi trên 100 triệu đồng/ha; hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với nuôi các loài cá truyền thống. Mặt khác, thời gian nuôi ngắn, sớm cho thu hoạch (khoảng 5 tháng); vì vậy, có thể nuôi 2 vụ/năm.
Thành công từ mô hình nuôi cá giống mới năm 2014, mở ra hướng đi mới cho ngành thủy sản của tỉnh phát triển ổn định. Năm 2015, Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc tiếp tục hỗ trợ cá giống cho nhiều hộ dân khác trên địa bàn toàn tỉnh, tiến tới sản xuất thủy sản theo hướng thâm canh và bán thâm canh.
Có thể bạn quan tâm
Các thương lái đến tận các làng cá thuộc phường Tân Mai, Tam Hiệp, Thống Nhất… để thu mua với giá 70.000-120.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng so với năm ngoái. Nhìn chung, đợt cá lăng lần này phát triển tốt và đạt năng suất cao, bình quân mỗi bè lãi từ 500 triệu đến vài tỉ đồng.
Vài năm trở lại đây nhiều hộ dân trên địa bàn TX Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã tranh thủ tận dụng diện tích mặt nước trên hồ thủy điện Đăk R’Tích để phát triển nghề nuôi cá lồng. Hiện giá cá diêu hồng và cá lăng nuôi chủ lực tại đây đang ở mức cao…
Với ưu điểm tốn ít vốn, khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc và dễ mua, dễ bán, mô hình nuôi dê nhốt chuồng đang dần trở thành cứu cánh của những hộ nghèo không có đất hoặc ít đất sản xuất nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con nông dân vùng ven biển ổn định cuộc sống.
Tính đến trung tuần tháng 8-2014, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có bảy doanh nghiệp đầu tư kho thu mua và tạm trữ lúa, gạo với tổng công suất chứa 240.000 tấn kho. Song tiến độ triển khai thực hiện còn khá chậm.
Tại Hội nghị sơ kết tái canh cà phê do Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) phối hợp với một số tỉnh Tây Nguyên tổ chức mới đây, có những thông tin vừa mừng vừa lo.