Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Quy Trình GAP
Nhằm giúp người dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, tạo ra các sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, có tính cạnh tranh cao, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế cao, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (Viện Nghiên cứu) đã triển khai thực hiện Dự án “Phát triển nuôi thẻ chân trắng theo quy trình GAP” tại Bến Tre.
Dự án do Thạc sĩ Nguyễn Văn Dũng phụ trách Phòng Công nghệ sinh học - Viện Nghiên cứu làm chủ nhiệm. Dự án đang xây dựng 3 mô hình tại nhiều hộ dân thuộc các xã: Bình Thới, Thạnh Phước, Định Trung, Đại Hòa Lộc và thị trấn Bình Đại (huyện Bình Đại). Trong quá trình nuôi, các hộ dân được Dự án hỗ trợ 100% con giống và 25% thức ăn. Dự án được áp dụng theo quy trình GAP gồm: lựa chọn địa điểm, đào ao nuôi, kỹ thuật lựa chọn giống, cách thả nuôi, quản lý thức ăn, quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học, quản lý ao nuôi, quản lý sức khỏe tôm nuôi, quản lý nước thải, chất thải, thu hoạch và bảo quản sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ nhiệm Dự án nhận xét, kết quả khảo sát cho thấy, ưu thế của việc nuôi tôm thẻ chân trắng là thích nghi tốt với điều kiện tại Bến Tre, thời gian nuôi ngắn hơn so với tôm sú. Trong năm nay, nuôi tôm sú dễ bị xuất hiện bệnh và gây thiệt hại nhiều, nên việc nuôi tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng bổ sung phù hợp, góp phần giúp người nuôi ổn định sản xuất và tăng thu nhập
Có thể bạn quan tâm
Cá có màu sắc đẹp, mình xanh bóng, đuôi và vây đỏ cam; thịt thơm ngon, béo ngậy. Chế biến món ăn đang thịnh hành là nướng muối ớt hay kho tiêu, ăn với cơm cháy thì rất hấp dẫn. Trước đây, cá “heo” cũng như cá linh, cá chốt là sản vật bình thường, gần đây trở thành đặc sản có tiếng của ĐBSCL do nuôi được nhiều, bán khắp nơi đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao. Vì cá có màu sắc đẹp, nhiều người còn nuôi làm cảnh.
Tổng sản lượng thu hoạch toàn tỉnh ước đạt 245,3 nghìn tấn, đạt 100,12 % kế hoạch, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó sản lượng tôm biển đạt 54,3 nghìn tấn, đạt 101,9% kế hoạch năm tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh ở tỉnh Sóc Trăng, cho biết, Hiệp hội có trên 2.000 ha ao nuôi, đến nay đã thả gần 50% diện tích nhưng cũng có 40-50% trong đó thiệt hại, phần lớn tôm chết do bệnh đốm trắng.
Theo Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, trên đoạn sông Hậu dài khoảng 1 km nằm dọc theo cồn Sơn, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy hiện có 52 bè cá của người dân chủ yếu là nuôi cá điêu hồng, thát lát cườm. Hằng năm cung cấp trên 530 tấn cá các loại ra thị trường Cần Thơ và các tỉnh lân cận.
Vừa qua, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức chương trình "Đối thoại bàn tròn về nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL".