VietGAP Cho Sầu Riêng

Từ khi triển khai chương trình VietGAP, nhiều nông dân ở xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc đã ý thức xây dựng những vườn sầu riêng với năng suất và chất lượng cao.
Gia đình anh Đỗ Đức Hoàng có 1,7 hécta sầu riêng giống Thái Lan và Ri6 đang bước vào vụ thu hoạch. Những năm trước, vườn sầu riêng gia đình anh thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại. Tuy nhọc công chăm sóc và sử dụng nhiều loại thuốc chữa nhưng trái bị hư thối nhiều. Hiện tại, anh áp dụng cách đánh dấu, ghi số trên từng cây, ghi rõ nhật ký sự thay đổi trên cây hàng ngày nên có biện pháp xử lý phù hợp, giúp cây phát triển tốt và cho quả chất lượng cao. Theo tính toán của anh Hoàng, 1,7 hécta sầu riêng năm nay sẽ cho thu hoạch khoảng 15 tấn. Với giá bán 28 ngàn đồng/kg, dự kiến vườn sầu riêng sẽ cho thu nhập trên 300 triệu đồng sau khi trừ các khoản đầu tư.
Xuân Lộc hiện có khoảng 322 hécta sầu riêng, trong đó xã Xuân Định gần 100 hécta. Khác với trồng sầu riêng theo tập quán, chăm sóc sầu riêng theo quy trình VietGAP đòi hỏi nông dân phải ghi chép sổ nhật ký để hạch toán chi phí sản xuất, đồng thời truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi có yêu cầu. Đặc biệt, nông dân phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trong danh mục cho phép, hướng đến thói quen sử dụng phân hữu cơ sinh học, nhằm duy trì năng suất, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.
Với hiệu quả bước đầu trong việc xây dựng chương trình VietGAP trên cây sầu riêng ở xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc đang dần khẳng định chất lượng hiệu quả của các sản phẩm cây trồng chủ lực để cạnh tranh trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại, giá heo hơi dao động từ 4,7 - 4,8 triệu đồng/1 tạ; heo con cũng đang ở mức giá thấp, dao động từ 90 - 100 ngàn đồng/kg, với mức giá này thì người nuôi có lãi từ 500 ngàn - 600 ngàn đồng/tạ. Cận Tết Nguyên đán vừa qua, giá heo hơi có lúc lên đến 4,9 triệu đồng/tạ, tuy không bằng cùng kỳ năm 2014 nhưng nhờ giá thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trị bệnh ổn định nên người chăn nuôi hết sức phấn khởi.

Cụ thể, rau dền lấy hạt năng suất đạt 4 tấn/ha, giá thị trường dao động từ 30.000 - 34.000 đồng/kg tùy theo chủng loại và chất lượng, trừ các khoản chi phí đầu tư như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí khác, nông dân còn lãi 30 triệu đồng/ha. Ngoài ra, các loại rau màu khác cũng đạt khá như rau muống lấy hạt đạt 3 tấn/ha, giá từ 27.000 - 28.000 đồng/kg; ớt có giá từ 14.000 đồng - 15.000 đồng/kg, nông dân vẫn có lợi nhuận.

Trồng sắn mì nhiều năm làm đất bạc màu và củ ít, nên đầu tháng 9/2014, anh Ma Blý (xã Ea Bia, huyện Sông Hinh) đã quyết định chuyển 1,9ha đất rẫy trồng sắn của mình sang trồng cây đậu đỏ. Niềm vui đã đến với gia đình Ma Blý, khi đậu đỏ vừa được mùa, được giá.

Trước đây, mặc dù gia đình ông Tâm có 5.000 m2 diện tích đất vườn nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thường thiếu trước hụt sau. Đến năm 2000, phong trào nuôi cá tra ở một số nơi rầm rộ đã thôi thúc ông Tâm phải chuyển cách làm ăn. “Tôi đã đào và thả nuôi được 3ha diện tích mặt nước. Lúc ấy không đủ vốn, tôi phải mượn của dòng họ và vay ngân hàng. Hai năm đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm nên không lời nhiều…” - ông Tâm nhớ lại.

Số lượng hạt bán ra thị trường chưa nhiều, trong khi thông tin về loại cây mới này đang nóng lên từng ngày khiến giá thu mua mỗi nơi một kiểu.