Vị Ngọt Ớt Xanh

Tại các vùng bãi bồi ven sông ở Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, mùa thu hoạch ớt vụ đông xuân thường bắt đầu từ giữa tháng 3. Riêng năm nay, vụ thu hoạch ớt lại bắt đầu từ giữa cuối tháng 2.
ÔNG Nguyễn Đức Ngời, nông dân ở xã Điện Trung (Điện Bàn) cho biết sở dĩ vụ thu hoạch diễn ra sớm là do vụ đông xuân năm nay có một số hộ xuống giống sớm hơn lịch chính vụ 10 - 15 ngày.
Cạnh đó, còn vì một lý do quan trọng nữa, từ trước tết đến nay, ớt xanh được giá, đắt hàng nên nhiều người quyết định thu hoạch sớm để bán tươi chứ không chờ ớt chín mới thu hoạch để chế biến khô như trước. Những ngày áp tết, giá ớt xanh có lúc lên đến 50 nghìn đồng/kg.
Từ sau tết đến nay, giá ớt có giảm dần và hiện đang đứng ở mức 13 - 14 nghìn đồng/ kg. “Một cái giá khá cao, có thể đem lại khoản lãi đáng kể cho người nông dân” - ông Ngời nói.
Cũng vì giá ớt xanh được duy trì ổn định ở mức cao nên gần nửa tháng nay, trên các cánh đồng chuyên canh ớt ngày nào cũng tấp nập người vào ra. Ngoài những người có ớt xuống giống sớm, ngay cả những người xuống giống đúng lịch chính vụ cũng ra đồng thu hoạch. Có người chỉ chọn hái lứa trái bói - vốn không nhiều; có người không ngần ngại thu hoạch cả lứa trái đầu, vừa già tới, để bán.
Qua trao đổi, một số nông dân cho biết sở dĩ họ sẵn sàng “bán ớt non” là vì các đầu mối gom mua ớt xanh không có yêu cầu khắt khe về độ non già, cũng không đòi phân loại tốt xấu, lại đến tận chân ruộng chờ gom hàng, thanh toán nhanh gọn và sòng phẳng.
Đặc biệt, với mức giá khá cao như hiện nay, chỉ cần bán một lứa trái là đã thu hồi được khoản đầu tư phân, giống, công chăm sóc trước đó. Từ nay cho đến khi cây ớt già và tàn đi còn có thể thu hoạch thêm 4 - 5 lứa trái nữa nên cho dù giá cả có dao động thế nào đi nữa thì người trồng ớt vẫn có lãi nên ai cũng rất yên tâm.
Trong đó, lãi ngay trước mắt và lãi đậm hơn cả là trường hợp của anh Phan Văn Lẫm ở vùng chuyên canh rau Bàu Tròn (Đại An, Đại Lộc). Gia đình anh có 1,3 sào ớt giống Ấn Độ trồng sớm, thu hoạch lai rai từ sau tết đến nay đã thu được 11 triệu đồng (chưa kể 4 triệu đồng thu được từ các loại rau trồng xen canh trong ớt).
Sau khi trừ chi phí đầu tư phân, giống, công chăm sóc, đến thời điểm này anh Lẫm đã thu được khoản lãi hơn 12 triệu đồng từ diện tích ớt trên. “Ở vùng này, chưa bao giờ cây ớt có giá như thế này và cũng chưa có loại cây trồng nào ở đây đạt được mức lãi cao như vậy” - anh Lẫm nói.
Có thể bạn quan tâm

Với ý chí tự lực làm giàu bằng mô hình nuôi ếch sinh sản và ếch thịt trong bể xi măng, thanh niên Bùi Sơn Nam, ở ấp Trường Hiệp, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang hiện là dân quân cơ động, nhưng có thu nhập khoảng 200 triệu đồng ngay năm đầu thực hiện mô hình.

Năm nay, phần lớn lượng nghêu (ngao) thu hoạch ở vùng ben biển tỉnh Tiền Giang chỉ được tiêu thụ nội địa nên giá nghêu thương phẩm đã giảm mạnh xuống còn 27.000 - 28.000 đồng/kg so với mức 35.000 đồng vào cuối năm 2011. Tuy nhiên, người nuôi nghêu vẫn có lãi, bởi nghêu nuôi không bị chết bất thường như hai năm trước, và với mức giá hiện nay, lợi nhuận từ nghề nuôi nghêu vẫn rất cao.

Tận dụng vùng cát trắng trong vườn nhà để đắp ao trải bạt nuôi cá lóc, nhiều hộ nông dân ở xã Bình Triều (Thăng Bình, Quảng Nam) đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Nhiều hộ dân ở Kiên Giang đang nuôi gà an toàn sinh học, gà thả vườn với giống gà nòi chân vàng mang lại hiệu quả cao. Gà nuôi tăng trọng nhanh, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, gà thương phẩm được thị trường tiêu thụ mạnh do thịt săn chắc và thơm ngon.

Từ năm 2007, người dân xóm 9, xã Hải Đường (Hải Hậu, Nam Định) đã đưa cây thanh long vào trồng thử nghiệm. Với quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập và kinh nghiệm thâm canh của người dân nơi đây, cây thanh long đã sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.