VietGAP Cho Sầu Riêng
Từ khi triển khai chương trình VietGAP, nhiều nông dân ở xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đã ý thức xây dựng những vườn sầu riêng với năng suất và chất lượng cao.
Gia đình anh Đỗ Đức Hoàng có 1,7 hécta sầu riêng giống Thái Lan và Ri6 đang bước vào vụ thu hoạch. Những năm trước, vườn sầu riêng gia đình anh thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại. Tuy nhọc công chăm sóc và sử dụng nhiều loại thuốc chữa nhưng trái bị hư thối nhiều. Hiện tại, anh áp dụng cách đánh dấu, ghi số trên từng cây, ghi rõ nhật ký sự thay đổi trên cây hàng ngày nên có biện pháp xử lý phù hợp, giúp cây phát triển tốt và cho quả chất lượng cao. Theo tính toán của anh Hoàng, 1,7 hécta sầu riêng năm nay sẽ cho thu hoạch khoảng 15 tấn. Với giá bán 28 ngàn đồng/kg, dự kiến vườn sầu riêng sẽ cho thu nhập trên 300 triệu đồng sau khi trừ các khoản đầu tư.
Xuân Lộc hiện có khoảng 322 hécta sầu riêng, trong đó xã Xuân Định gần 100 hécta. Khác với trồng sầu riêng theo tập quán, chăm sóc sầu riêng theo quy trình VietGAP đòi hỏi nông dân phải ghi chép sổ nhật ký để hạch toán chi phí sản xuất, đồng thời truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi có yêu cầu. Đặc biệt, nông dân phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trong danh mục cho phép, hướng đến thói quen sử dụng phân hữu cơ sinh học, nhằm duy trì năng suất, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.
Với hiệu quả bước đầu trong việc xây dựng chương trình VietGAP trên cây sầu riêng ở xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc đang dần khẳng định chất lượng hiệu quả của các sản phẩm cây trồng chủ lực để cạnh tranh trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Ông Hồ Thanh Tuyền, quê ở ấp Phương Quới, xã Phương Bình (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang), nhưng lại trồng gừng ở ấp 1, xã Long Trị (huyện Long Mỹ, Hậu Giang) dẫn chúng tôi ra ruộng gừng đang thu hoạch nhộn nhịp.
Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) mới đây cũng thông báo dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản vào thị trường Nga và Liên minh Hải quan (TS) với 7 DN chế biến thủy sản của Việt Nam.
Thăm vườn thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang cho thu hoạch của gia đình anh Đỗ Lương Dũng, xã Quang Trung (thị xã Bỉm Sơn), chúng tôi thấy được niềm tâm huyết, tận tụy của người nông dân này.
Nhiều năm nay, xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân đặc biệt quan tâm phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, coi đây là khâu đột phá trong phát triển kinh tế tại địa phương.
Hơn 3.000 ha lúa được sản xuất theo hình thức cánh đồng mẫu lớn, có sự liên kết 4 nhà; hơn 1.000 ha rau quả trồng tập trung được liên kết sản xuất... Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ mới dừng lại ở việc cung ứng vật tư đầu vào, chưa thực sự chú trọng bao tiêu sản phẩm cho nông dân.