Tổ Hợp Tác Chăn Nuôi Gà Ở Thôn Tây Sơn
Để góp phần tăng thu nhập, gắn kết các hộ gia đình trong chăn nuôi, cuối năm 2011, được sự khuyến khích, vận động của chính quyền địa phương, thôn Tây Sơn, xã Long Sơn (Đắk Mil) đã thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi gà, thu hút 10 hộ dân tham gia.
Phương thức hoạt động của đơn vị này là tổ đứng ra chọn mua con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh có chất lượng cao để cung cấp cho các thành viên; đồng thời mời cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, các thành viên trong tổ đã có điều kiện để đầu tư phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập cho gia đình.
Đơn cử như gia đình bà Lương Thị Hoa, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, sau 3 năm tham gia tổ hợp tác đã xây dựng được chuồng trại, mua sắm các thiết bị chuyên dùng phục vụ chăn nuôi. Hiện tại mỗi lứa, bà nuôi từ 300 – 450 con gà giống, nên kinh tế gia đình ngày càng khá giả.
Bà Hoa chia sẻ: “Chăn nuôi gia cầm tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh, nhưng nhờ được tổ hướng dẫn cách phòng trừ đúng kỹ thuật, nên lứa nuôi nào gia đình cũng có thu nhập cao”.
Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Tạo, sau thời gian tham gia chăn nuôi và học hỏi kinh nghiệm, bây giờ ông rất thành thạo trong việc chăm sóc vật nuôi theo đúng kỹ thuật.
Ông Tạo cho biết: “Vào buổi tối, tôi thường vào chuồng quan sát gà, xem con nào có biểu hiện dịch bệnh để kịp thời cách ly và tiêm phòng. Việc tham gia tổ hợp tác đã giúp cho các thành viên rất nhiều trong việc tổ chức chăn nuôi một cách bài bản, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc vật nuôi hiệu quả, phòng trừ được bệnh tật, hạn chế tổn thất”.
Theo ông Trần Xuân Kính, Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi gà thôn Tây Sơn thì hầu hết các thành viên trong tổ hiện đã chủ động trong việc chăm sóc đàn vật nuôi một cách hiệu quả. Hiện nay, mỗi lứa nuôi, Tổ có khoảng 3.000 con gà.
Trên cơ sở tham gia tổ hợp tác, dựa vào điều kiện, khả năng vốn có, các thành viên cùng hỗ trợ, giúp nhau trong chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng tinh thần đoàn kết trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài nuôi gà, hiện tổ cũng đang tính đến chuyện mở rộng sang chăn nuôi thêm gia súc để nâng cao thu nhập cho các thành viên.
Có thể bạn quan tâm
Nông dân nước ta rất giỏi, sáng tạo, sáng chế, cải tiến ra rất nhiều loại máy móc, thiết bị... Cần hỗ trợ thêm cho nông dân, chính sách cho nông dân phải tạo chuyển động mạnh hơn, giúp nông dân giảm thiểu rủi ro, hội nhập hiệu quả hơn nữa.
Với chủ đề “An sinh xã hội và nông nghiệp: Phá vỡ vòng xoáy đói nghèo” nhân Ngày Lương thực thế giới 16.10 năm nay, các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo các quốc gia đã đặt mục tiêu và hy vọng, “vòng xoáy” đói nghèo sẽ được chấm dứt trong tương lai.
Vụ thu đông này, giống dưa lê Kim cô nương mang lại mùa vàng cho bà con xã Tân Hưng (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) khi bán được giá 17.000 đ/kg tại ruộng.
Bạn đọc Hoàng Thị Liễu, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn hỏi: Chính phủ vừa ban hành chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.
Chính vụ, hồng Đà Lạt rớt giá kỷ lục còn 2.000-3.000 đồng/kg, nhiều người dân để quả chín rụng, chặt bỏ. Trong khi đó, lượng hồng Trung Quốc nhập về Việt Nam lại tăng đột biến.