Khan Hiếm Hàng, Giá Chanh Không Hạt Tăng Kỷ Lục
Hiện giá chanh loại 1 lên đến khoảng 50.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với tháng trước, đây cũng là giá chanh cao nhất từ trước đến nay tại địa phương này.
Giá chanh không hạt được thương lái thu mua tận vườn từ 38.000-40.000 đồng/kg, còn giá bán tại chợ gần 50.000 đồng/kg, tăng trung bình từ 15.000-20.000 đồng/kg so với tuần trước đó.
Dù giá tăng cao nhưng nhà vườn không đủ hàng để bán, dẫn đến thị trường sốt hàng, sốt giá, người trồng chanh vô cùng phấn khởi.
Bà Lê Thị Hồng Điệp, xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, cho biết những ngày qua bà thu hoạch 0,4ha trồng chanh không hạt, trong đợt bán được giá cao này, bà thu về hơn 100 triệu đồng, lãi gấp hàng chục lần so với trồng lúa.
Bà con trồng chanh cho biết, giá chanh không hạt gần đây tăng mạnh do thương lái thu mua xuất khẩu ra nước ngoài, từ đó nguồn cung tăng, khiến khan hiếm hàng đẩy giá tăng cao mỗi ngày.
Với giá tăng đột biến như hiện nay ước tính cứ 1.000 m2 chanh không hạt, bà con lợi nhuận từ 70- 90 triệu đồng/năm.
Ăn theo giá chanh, thị trường chanh giống cũng tăng thêm 1.000 đồng/cây, hiện giá cây giống ở mức 13.000 đồng/cây.
Tỉnh Hậu Giang hiện có khoảng 160ha chanh không hạt, cho sản lượng khoảng 1.520 tấn quả/năm.
Qua đánh giá bước đầu, loại cây trồng này cho hiệu quả kinh tế khả quan, cứu cánh cho nhiều nhà vườn, nhất là hộ ít ruộng đất, hộ nghèo, ít vốn.
Cái lợi nhất khi trồng chanh không hạt là sớm cho thu hoạch, cây cho quả quanh năm, thị trường khá ổn định, người tiêu dụng ưa chuộng bởi loại chanh này vỏ mỏng, nhiều nước, độ chua dịu...
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, chanh không hạt phù hợp với thổ nhưỡng, khí khẩu ở vùng đất địa phương này.
Người dân có thể trồng chanh không hạt đan xen với loại cây ăn quả khác, đặc biệt là trồng trên diện tích đất vườn tạp, đất kém màu mở.
Theo kế hoạch, đến năm 2020 tỉnh Hậu Giang mở rộng diện tích trồng chanh không hạt lên khoảng 600 ha, với sản lượng đạt từ 5.500-6.500 tấn quả/năm.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình “Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa” (gọi theo kiểu dân dã Nam bộ là “ruộng lúa bờ hoa”) đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn- lùn xoắn lá (VL- LXL).
Trong khi khu vực Tây Nguyên chuẩn bị bón phân cho cây tiêu, cà phê cũng là thời điểm phân bò ở Bình Định ào ạt theo những chuyến xe tải hành trình “tây tiến”.
Đồng Tháp cần phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên (vị trí địa lý, tài nguyên đất, nước ngọt...) để phát triển nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch có giá trị gia tăng cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (gạo và thủy sản).
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, vụ hè - thu năm 2012, nông dân trong tỉnh Đồng Nai sẽ trồng hơn 6.400 hécta mía, tăng gần 300 hécta so với vụ hè - thu năm 2011. Diện tích mía vụ này tăng do thời gian qua giá mì giảm xuống dưới giá thành, nông dân chuyển đất trồng mì sang trồng mía. Các huyện có diện tích trồng mía vụ hè - thu nhiều là: Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Nhơn Trạch và Xuân Lộc.
Những ngày qua, sâu ăn lá bồ đề đang phát sinh và gây hại rất nhanh trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái), tập trung chủ yếu ở 3 thôn Xiêng 1, bản Tại, Lũng xã Tân Lập và hiện đang có xu hướng lây lan sang những xã lân cận như Tân Lĩnh, Phan Thanh...