Vietfish 2015 nơi hội tụ đa dạng sản phẩm thủy sản Việt Nam
Đây là sự kiện thường niên và quan trọng nhất do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức liên tục từ năm 2000. Đến nay, cùng với sự phát triển của ngành thủy sản khi Việt Nam đứng trong nhóm 5 quốc gia hàng đầu thế giới về cung cấp hàng thủy sản, Vietfish cũng trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các nhà sản xuất, kinh doanh thủy sản khu vực và thế giới tìm kiếm cơ hội giao thương cùng các nhà sản xuất thủy sản tại Việt Nam với hệ thống nhà máy khép kín, những vùng nuôi đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế.
Vietfish 2015 có 188 đơn vị tham dự với tổng số 314 gian hàng, tăng 14% so với năm 2014. Bên cạnh đó, hội chợ năm nay cũng đa dạng hơn với 16 quốc gia tham dự như: Anh, Mỹ, Ấn Độ, Đan Mạch, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan….
“Mỗi lần đến tham dự hội chợ Vietfish đều mang cho tôi cảm giác mới lạ. Đó chính là sự tự hào và cảm nhận sự phát triển một cách vững chắc của toàn ngành. Tôi đánh giá cao sự nỗ lực và những kết quả đạt được từ những người nông dân, đến nhà quản lý, nhà nghiên cứu, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp góp phần to lớn vào thành tựu chung của toàn ngành”, ông Cao Đức Phát – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết.
Tiềm năng dồi dào từ biển và sự ưu đãi của thiên nhiên vùng ĐBSCL đã đem đến sự đa dạng và phong phú cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam từ đánh bắt tự nhiên cho đến nuôi trồng đều được trưng bày đẹp mắt và đầy đủ tại hội chợ. Những sản phẩm được chế biến sẵn phù hợp với xu thế hiện đại, các mặt hàng giá trị gia tăng cũng làm phong phú thêm hội chợ Vietfish năm nay.
Đặc biệt, tại Vietfish 2015 khách tham quan được nếm thử các loại fast food vô cùng tiện lợi và ngon miệng, đảm bảo nguồn gốc và an toàn sức khỏe. Nhiều khách tham quan thích thú với Panga Chef đến từ Hà Lan đam mê quảng bá cho con cá tra, loài cá dân dã, quen thuộc của Việt Nam. Qua tài năng chế biến, con cá tra bình dị đã trở thành những món ăn ngon và bổ dưỡng vô cùng tiện lợi theo phong cách châu Âu.
Vietfish cũng phản ánh sự phát triển ngày càng hoàn thiện của một ngành công nghiệp luôn luôn đổi mới để bắt kịp xu hướng thời đại, những yêu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng và an toàn thực phẩm qua sự tham gia của các ngành hàng công nghiệp phụ trợ như kỹ thuật nuôi trồng đánh bắt, thiết bị hiện đại và quản lý truy suất nguồn gốc. Bên cạnh đó, chuỗi các hội thảo chuyên ngành được VASEP phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức sẽ giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về xu thế và triển vọng của ngành thủy sản Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều vụ nuôi thất bại, anh Nguyễn Viết Khánh (SN 1976, ở xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư gần 4 tỷ đồng nuôi tôm công nghệ khép kín.

Trại nuôi tép cảnh của anh Nguyễn Thanh Huyền, huyện Mỏ Cày Nam, mỗi tháng bán khoảng 10.000 con, thu lợi nhuận hơn 30 triệu đồng.

Ở Cà Mau, mô hình nuôi tôm dưới tán rừng đang được nhân rộng và người dân rất hào hứng tham gia. Vậy mô hình này có gì hấp dẫn được người dân như vậy?

Mô hình nuôi tôm trong bể xi măng do Trường Đại học Trà Vinh thực hiện giảm được 20% chi phí thức ăn, tôm phát triển nhanh, tỷ lệ thành công lên đến 95%.

Trên mảnh đất của cha mẹ để lại có diện tích 1,8 ha. Anh Nguyễn Văn Hải, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch luôn tìm cách làm ăn tạo ra thu nhập kinh tế cho gia đình