Rau Má Phá Thế Độc Canh

Đầu năm 2002, anh Thiện vào TP Huế tình cờ thấy người hái rau má để bán. Anh rất ngạc nhiên vì rau má là loại rau mọc hoang, thứ rau của nhà nghèo hái về nấu canh với ốc, tép. Anh hỏi, người đó nói rằng, rau má bán cho quán hàng xay sinh tố, ép lấy nước để uống, giá bán 4.000 - 5.000 đ/kg. Anh liền suy nghĩ, giá ấy cao hơn cả lúa gạo, tại sao mình không trồng thử?
Anh Thiện về trồng thử nghiệm cây rau má. Thấy hiệu quả kinh tế nhiều nhà trong làng cũng trồng theo. Theo anh, chỉ cần trồng một lần nhưng thu hoạch nhiều năm liền sau đó. Mỗi đợt thu hoạch chỉ cách nhau khoảng 20 ngày. Trung bình, mỗi sào rau thu hoạch 2 tạ/lứa, giá bán trung bình 4.000- 5.000 đ/kg, mỗi năm 10 lứa, như vậy mỗi sào rau má thu từ 8- 10 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, không phải lo chuyện đầu ra của sản phẩm, khi thu hoạch được thương lái đến mua tại ruộng. Tại các siêu thị, nhà hàng, chợ ở TT -Huế đều thu mua rau má như một loại rau đặc sản. Nhờ hương vị đặc biệt thơm ngon và lại là thứ “rau sạch” nên rau má Phước Yên đã góp phần làm nổi tiếng các món ăn dân dã của Huế như bún bò, gỏi hải sản, lẩu thập cẩm, hến trộn, canh cá diếc…
Hiện nay Phước Yên có 315 hộ thì có tới trên 90% số hộ đều trồng rau má, có nhà trồng đến 5 sào (2.500 m2). Cây rau má đã phá thế độc canh lúa, trở thành vùng chuyên canh rau hàng hóa. Ông Ngô Tịnh cho biết: “Rau má chỉ trồng một lần nhưng có thể thu hoạch trong 10 năm. Ở chân đất bùn, có thể thu hoạch 1- 1,2 tấn/sào/lứa, còn đất khô đạt khoảng 500 kg/sào/lứa. Theo thông lệ cứ 3 tuần cắt rau bán một lần. Thời tiết càng nắng nóng thì rau má càng đắt hàng. Bình quân mỗi ngày làng Phước Yên bán ra khoảng 10 tấn rau má, không những tiêu thụ mạnh trong tỉnh, thương lái còn đưa đi bán ở tỉnh khác.
Có thể bạn quan tâm

Ở Trung ương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y thực hiện nhiệm vụ thú y thủy sản, bao gồm công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch thủy sản và quản lý thuốc thú y, bao gồm cả thuốc thú y dùng cho thủy sản (tại Quyết định số 666/QĐ-BNN-TCCB ngày 4/4/2014)

Nhằm giải quyết bài toán khó khăn về thị trường phân bón và hóa chất hiện nay, Bộ NN-PTNT thôn tổ chức “Hội nghị phân bón và hóa chất trong canh tác nông nghiệp". Hội nghị là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 14 - AgroViet 2014, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/11/2014 tại Hà Nội.

Kể từ khi chính thức nhấn nút vận hành tháng 3/2012, không tránh khỏi khó khăn song với nỗ lực không ngừng của lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên toàn Cty, cùng sự quan tâm, hỗ trợ từ các đơn vị hữu quan, bạn hàng, Cty đã đạt được thành quả nêu trên.

Hộ ông Trần Văn Cậy, ở ấp 2, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, đã mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng lên bờ bao, cải tạo 1,5ha đất ruộng để thực hiện thí điểm mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, được Trường Đại học Cần Thơ hỗ trợ một phần chi phí đầu tư con giống, thức ăn và kỹ thuật chăm sóc.

Các cơ quan chức năng của tỉnh đang tăng cường công tác thông tin thị trường, đẩy mạnh ngăn chặn đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, hướng dẫn thời điểm thu hoạch tôm để góp phần giảm thiệt hại trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu.