Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhìn Đất Mà Bón Phân

Nhìn Đất Mà Bón Phân
Ngày đăng: 29/05/2012

Ngoài đặc điểm cây trồng, một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng trong việc bón phân là đặc điểm của đất.

Có thể căn cứ vào độ phì nhiêu và lượng chất dinh dưỡng trong đất có thể cung cấp cho cây trồng mà bón phân. Ví dụ, đất chua phèn thường thiếu lân, đất cát thiếu kali, đất đỏ thiếu lưu huỳnh. Hoặc căn cứ vào độ pH của đất để chọn loại phân thích hợp. Đất chua nên bón phân lân nung chảy hoặc bột Apatit, hạn chế sử dụng các loại phân gây chua (SSP, SA, K2SO4…).

Cũng có thể căn cứ vào thành phần cơ giới đất. Đối với đất nhiều cát nên bón phân hữu cơ, phân chuồng và phân xanh ủ chung với super lân. Khi bón thì ưu tiên bón lót và cày vùi sâu để nâng cao hiệu quả của phân. Trường hợp đất có thành phần cơ giới nhẹ (có tỷ lệ cát > sét), khi bón phân đạm cần chọn đạm có phối trộn hoạt chất Agrotain (đạm hạt vành 46 A+) để giảm thất thoát do rửa trôi và bốc hơi. Nên bổ sung nhiều kali hơn với đất có tỷ lệ cát > 55 % và khi bón cần chia nhiều đợt để hạn chế rửa trôi.

Đặc điểm khí hậu thời tiết cũng có ảnh hưởng lớn đến việc bón phân. Trong điều kiện ít mưa, nhiệt độ thấp nên bón phân hữu cơ ủ hoai và nhiều phân hóa học hơn mùa mưa và nhiệt độ cao. Trời âm u, ít nắng cần chú ý bón kali để giúp cây tăng cường quang hợp và đồng hóa đạm.

Sau cùng khi mua phân, ta phải chú ý đến đặc điểm của các loại phân. Trước tiên phải dựa vào phản ứng của phân là chua (Sunfat đạm, Super lân), hoặc là kiềm (Nitrat Canxi, Lân nung chảy), hay trung tính (Urê, Nitrat amon). Các loại phân kiềm nên sử dụng cho đất chua và ngược lại. Với các loại phân khó tiêu nên dùng bón lót như phân lân nung chảy, Apatit… Các loại phân dễ tan cần chú ý liều lượng mỗi lần bón. Đất có sét nhiều thì số lượng của một lần bón sẽ cao hơn so với đất cát nhiều.

Lưu ý các thành phần phụ trong phân có lợi hoặc có hại cho cây. Một số phân ngoài chất dinh dưỡng đa lượng còn có thêm chất trung lượng hoặc chất vi lượng có lợi cho cây Một số cây hoặc đất không ưa một số chất phụ có trong phân như Cl-, SO4… như phân có gốc Sunfat (SO4) trong điều kiện ngập nước dễ chuyển thành H2S có hại cho rễ cây.

Hiện nay, có những loại phân mới kết hợp giữa hữu cơ với vô cơ; các yếu tố dinh dưỡng đa lượng (NPK) với nguyên tố vi lượng (T.E); giữa hữu cơ với các chủng vi sinh vật đa chức năng ,…

Có thể bạn quan tâm

Miền Trung kêu gọi tàu thuyền tránh bão Miền Trung kêu gọi tàu thuyền tránh bão

Chủ động đối phó với bão số 1, các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung đều có công điện yêu cầu triển khai phương án phòng tránh thiên tai.

22/06/2015
Phần lớn hộ đầu tư nuôi tôm sú bị lỗ vốn Phần lớn hộ đầu tư nuôi tôm sú bị lỗ vốn

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), hiện bà con đã thu hoạch được hơn 120ha tôm nuôi vụ I/2015, năng suất chỉ đạt 0,6 tạ/ha đối với tôm sú và 18 tấn/ha đối với tôm thẻ chân trắng.

22/06/2015
Bất cập hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản Bất cập hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản

Không chỉ có cây trồng mới cần đến công trình thủy lợi, mà đối với nuôi trồng thủy sản, thủy lợi cũng quan trọng không kém. Tuy nhiên, lâu nay vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi chỉ ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, còn nuôi trồng thủy sản thì vẫn bị bỏ ngỏ..

22/06/2015
Người ương giống và nuôi cá tra mong muốn giá ổn định hơn Người ương giống và nuôi cá tra mong muốn giá ổn định hơn

Hơn 1 tháng qua, người nuôi cá tra nguyên liệu chế biến, xuất khẩu và ương cá tra giống đang lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất. Trước tình hình trên, hầu hết nông dân nuôi cá tra thương phẩm và ương cá tra thịt mong muốn giá cá ổn định ở mức có lợi nhuận hợp lý, để nông dân yên tâm sản xuất.

22/06/2015
Doanh nghiệp thủy sản nỗ lực để khẳng định Doanh nghiệp thủy sản nỗ lực để khẳng định

Trong 10 năm trở lại đây xuất khẩu thủy sản Việt Nam liên tục phát triển. Nhưng trong bản thân khối DN này vẫn tự nhận thấy còn nhiều điểm yếu.

22/06/2015