Việt Nam thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, nuôi trồng thuỷ sản là một trong bốn lĩnh vực quan trọng của nghề cá Việt Nam. Hiện sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đang chiếm trên 60% tổng sản lượng thuỷ sản Việt Nam và theo hướng tái cơ cấu ngành thuỷ sản đến 2020, Việt Nam sẽ đưa sản lượng thuỷ sản từ nuôi trồng lên 65 -70%. Sản phẩm thuỷ sản Việt Nam chủ yếu hướng tới xuất khẩu do đó nuôi trồng thuỷ sản sẽ phải hướng tới sản xuất có trách nhiệm, áp dụng các quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt.
Ông Phạm Anh Tuấn cũng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy phạm nuôi trồng thuỷ sản tốt của Việt Nam là VietGAP. Đây là công cụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững nhằm hài hoà hoá các tiêu chuẩn chứng nhận trong nuôi trồng thuỷ sản để giảm thiểu chi phí chứng nhận cho cơ sở nuôi và đẩy mạnh hình ảnh VietGAP trên thị trường quốc tế, đưa VietGAP hướng đến đạt được các yêu cầu của chứng nhận ASC.
Hai bên cũng sẽ cùng nhau đánh giá sự khác biêt giữa VietGAP và ASC; những vấn đề về hệ thống chứng nhận, công nhận trên lý thuyết và thực tế để sau đó sẽ có hướng dẫn để tiến tới được chứng nhận ASC. V iệc này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc hướng dẫn người dân hướng tới chứng nhận phù hợp với yêu cầu của thị trường xuất khẩu, đồng thời giúp Việt Nam nhìn lại tiêu chuẩn của mình có những vấn đề nào cần khắc phục.
Tại lễ ký kết, ông Chris Ninnes, Giám đốc điều hành của ASC cho rằng, ASC đã chứng nhận cho khoảng 3.000 nhãn sản phẩm trên thị trường và trên 500.000 tấn sản phẩm của các loài khác nhau. Thông qua đó, ASC tiếp cận với những cơ sở nuôi không có khả năng đáp ứng các yêu cầu ASC, bao gồm những cơ sở nuôi sản xuất nhỏ - những người sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ trong việc cải thiện từng bước thực hành nuôi. Cách tiếp cận này cũng giúp giảm chi phí chứng nhận cho các nhà sản xuất, những cơ sở nuôi muốn đạt chứng nhận ASC.
Năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Theo đó, cơ sở nuôi phải được chứng nhận VietGAP hoặc các tiêu chuẩn tương đương vào cuối năm 2015. Đây là một bằng chứng về cam kết của Chính phủ Việt Nam trong công cuộc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Tiền Giang nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều lợi thế phát triển vùng cây ăn trái. Để tạo bước chuyển biến, tỉnh ta đã xác định 7 loại trái cây đặc sản cần khuyến khích đầu tư phát triển và đã hình thành các vùng chuyên canh như: Xoài cát Hòa Lộc, bưởi lông Cổ Cò, sầu riêng Ngũ Hiệp, vú sữa Lò Rèn, thanh long Chợ Gạo, sơ ri Gò Công, khóm Tân Phước.
Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): 9 tháng năm 2014, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 2,94 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ. Đến cuối năm, dự báo xuất khẩu tôm sẽ đạt mức 3,8 tỷ USD.
Những ngày này, trên các cánh đồng lúa, đồng bào dân tộc thiểu số của xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) đang khẩn trương bước vào mùa thu hoạch lúa lai. Vụ này, bà con ở đây đã chú trọng đưa vào gieo cấy các loại giống lúa lai nên đã đem lại năng suất cao và chất lượng gạo thơm, ngon.
Trao đổi về tình hình sản xuất khoai lang trên địa bàn, ông Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tuy Đức cho biết: “Từ tháng 6/2012, huyện Tuy Đức đã xây dựng vườn ươm giống khoai lang Nhật Bản bằng phương pháp nuôi cấy mô với diện tích 2 ha. Bắt đầu từ năm 2013, mỗi 1 ha cung cấp cây giống thế hệ F1 đủ trồng cho 30 ha.
Giống lúa là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng thu hoạch trên diện tích canh tác. Vì vậy, vụ mùa năm 2014 Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình triển khai sản xuất thử giống lúa thuần TBR225 tại xã Pom Lót (huyện Điện Biên).