Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Việt Nam thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Việt Nam thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm
Publish date: Friday. July 10th, 2015

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, nuôi trồng thuỷ sản là một trong bốn lĩnh vực quan trọng của nghề cá Việt Nam. Hiện sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đang chiếm trên 60% tổng sản lượng thuỷ sản Việt Nam và theo hướng tái cơ cấu ngành thuỷ sản đến 2020, Việt Nam sẽ đưa sản lượng thuỷ sản từ nuôi trồng lên 65 -70%. Sản phẩm thuỷ sản Việt Nam chủ yếu hướng tới xuất khẩu do đó nuôi trồng thuỷ sản sẽ phải hướng tới sản xuất có trách nhiệm, áp dụng các quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt.

Ông Phạm Anh Tuấn cũng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy phạm nuôi trồng thuỷ sản tốt của Việt Nam là VietGAP. Đây là công cụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững nhằm hài hoà hoá các tiêu chuẩn chứng nhận trong nuôi trồng thuỷ sản để giảm thiểu chi phí chứng nhận cho cơ sở nuôi và đẩy mạnh hình ảnh VietGAP trên thị trường quốc tế, đưa VietGAP hướng đến đạt được các yêu cầu của chứng nhận ASC.

Hai bên cũng sẽ cùng nhau đánh giá sự khác biêt giữa VietGAP và ASC; những vấn đề về hệ thống chứng nhận, công nhận trên lý thuyết và thực tế để sau đó sẽ có hướng dẫn để tiến tới được chứng nhận ASC. V iệc này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc hướng dẫn người dân hướng tới chứng nhận phù hợp với yêu cầu của thị trường xuất khẩu, đồng thời giúp Việt Nam nhìn lại tiêu chuẩn của mình có những vấn đề nào cần khắc phục.

Tại lễ ký kết, ông Chris Ninnes, Giám đốc điều hành của ASC cho rằng, ASC đã chứng nhận cho khoảng 3.000 nhãn sản phẩm trên thị trường và trên 500.000 tấn sản phẩm của các loài khác nhau. Thông qua đó, ASC tiếp cận với những cơ sở nuôi không có khả năng đáp ứng các yêu cầu ASC, bao gồm những cơ sở nuôi sản xuất nhỏ - những người sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ trong việc cải thiện từng bước thực hành nuôi. Cách tiếp cận này cũng giúp giảm chi phí chứng nhận cho các nhà sản xuất, những cơ sở nuôi muốn đạt chứng nhận ASC.

Năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Theo đó, cơ sở nuôi phải được chứng nhận VietGAP hoặc các tiêu chuẩn tương đương vào cuối năm 2015. Đây là một bằng chứng về cam kết của Chính phủ Việt Nam trong công cuộc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.


Related news

Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Thương Phẩm Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Thương Phẩm

Khi được hỏi về những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, ông Lường Văn Liên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Minh (TP. Điện Biên Phủ) phấn khởi cho biết: Mô hình kinh tế trang trại VACR của gia đình anh Nguyễn Xuân Tuyến, bản Co Củ là một trong số điển hình của xã.

Saturday. June 29th, 2013
Quyết Tâm Vượt Khó Của Dự Bị Động Viên Lường Văn Hiển Quyết Tâm Vượt Khó Của Dự Bị Động Viên Lường Văn Hiển

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, thời gian qua, trong LLVT tỉnh đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu không chỉ trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu mà ngay trong lao động sản xuất, vươn lên làm giàu tại mảnh đất quê hương.

Saturday. June 29th, 2013
Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển Bền Vững Vì Sao Bấp Bênh? Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển Bền Vững Vì Sao Bấp Bênh?

Sự “ăn rã”, thiếu liên kết từ khâu sản xuất, đến tiêu thụ, chế biến khiến nghề nuôi cá tra vẫn bấp bênh. Người nông dân vừa nuôi cá vừa lo âu, luôn đối mặt những rủi ro lớn!

Saturday. October 12th, 2013
Thu Nhập Cao Nhờ Rau Xanh Thu Nhập Cao Nhờ Rau Xanh

Nông dân xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) nhiều năm qua không chỉ có thu nhập khá cao từ nghề trồng hoa, mà sản xuất rau xanh theo hình thức luân canh gối vụ cũng đem lại nguồn thu ổn định.

Saturday. June 29th, 2013
Hạnh Phúc Đi Lên Từ Cây Mía Hạnh Phúc Đi Lên Từ Cây Mía

Đến xã Hạnh Phúc (Quảng Uyên) vào những ngày này, đi trên những con đường nội vùng bạt ngàn màu xanh của mía, trên những cánh đồng, nông dân khẩn trương thu hoạch mía vận chuyển đến Công ty cổ phần mía đường Cao Bằng.

Sunday. June 30th, 2013