Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Có Nên Chặt Bỏ Vườn Điều, Ca Cao Để Trồng Cây Khác?

Có Nên Chặt Bỏ Vườn Điều, Ca Cao Để Trồng Cây Khác?
Ngày đăng: 04/04/2014

Giá bấp bênh, năng suất phụ thuộc vào thời tiết và dễ bị sâu bệnh tàn phá nên “phong trào” chặt bỏ vườn điều và ca cao để trồng mỳ hoặc cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn đang xảy ra trên địa bàn tỉnh. Tình trạng này liệu có phải là lựa chọn tốt của người nông dân?

Để kịp trồng mỳ vào mùa mưa tới, nhiều nhà vườn đang ồ ạt phá vườn điều dù đang trong vụ thu hoạch. Trong ảnh: Gia đình ông Nguyễn Văn Tự ở xã Suối Nghệ (huyện Châu Đức) đang chặt bỏ điều để lấy đất trồng mỳ.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, diện tích trồng điều trên toàn tỉnh khoảng 13.000ha. Huyện Xuyên Mộc là địa phương có diện tích trồng điều lớn nhất, chiếm khoảng 60% diện tích toàn tỉnh. Huyện Châu Đức đứng ở vị trí thứ 2, với khoảng 30% diện tích. Hiện nay, cây điều chủ yếu trồng trên các vùng đất xấu, thiếu nước tưới, nông dân cũng tâm huyết và gắn bó với cây điều bởi khả năng chống hạn cao và ít tốn công sức chăm bón. Trong khoảng từ năm 2010 trở về trước, cây điều được coi như là một kỳ tích của ngành nông nghiệp bởi đây là mặt hàng nông sản được chế biến trước khi xuất khẩu và có giá trị kinh tế cao; ngành chế biến cũng đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại khu vực nông thôn. Theo ngành nông nghiệp, cây điều đã gắn liền với chính sách định canh, định cư và được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” ở những vùng đất khô hạn.

Mít siêu sớm đang là giống cây trồng được nhiều hộ nông dân lựa chọn để thay thế cây điều, ca cao.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, ảnh hưởng của thời tiết làm giảm năng suất cây điều, giá thị trường bấp bênh, khiến người trồng điều thất thu. Do đó, nhiều hộ nông dân đang chặt bỏ cây điều ngay trong vụ thu hoạch để kịp thời trồng mỳ hoặc cây khác trong mùa mưa năm nay. Vì vậy, diện tích trồng điều của tỉnh liên tục giảm, cụ thể, năm 2011-2012 giảm 500ha; năm 2013 giảm thêm gần 1.000ha và năm nay vẫn tiếp tục giảm.

Cùng chung “số phận” với cây điều làcây ca cao cũng đang bị người nông dân lạnh nhạt. Số liệu thống kê của ngành nông nghiệp cho thấy, đến nay đã có hơn 600ha ca cao trong tổng số hơn 3.200ha trên toàn tỉnh bị chặt bỏ. Nguyên nhân là do cây ca cao bị sâu bệnh nhiều và hiệu quả kinh tế thấp. Theo phản ảnh của các chủ vườn ở huyện Châu Đức, những vụ đầu cây ca cao cho sản lượng khá, nhưng chỉ được khoảng 2 năm, sau đó cây ca cao phát triển èo uột, số cây cho trái ít dần, thậm chí bị thối không thu hoạch được. Mặt khác, dù ca cao ra trái quanh năm, nhưng sản lượng thấp nên nhiều hộ nông dân đã và đang chặt bỏ ca cao để thay thế cây trồng khác.

Trước tình trạng nông dân chặt bỏ cây điều để chuyển đổi sang cây trồng khác, Sở NN-PTNT đã thực hiện các biện pháp: Triển khai mô hình thâm canh cây điều trên diện tích gần 194ha để ghép cải tạo các vườn điều, xử lý hỗ trợ ra hoa đồng loạt… cho lợi nhuận 50-70 triệu đồng/ha; triển khai nhiều lớp tập huấn về quản lý dịch bệnh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và bảo vệ thực vật trên cây điều; đưa ra giải pháp để hạn chế diện tích trồng điều, cần chú trọng về giống, hỗ trợ thông tin thị trường, hỗ trợ lãi suất vay vốn cho DN đầu tư vùng nguyên liệu. Sở cũng đã kiến nghị để cây điều còn chỗ đứng cần ổn định các doanh nghiệp chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh, nâng cấp cơ sở chế biến hạt điều để đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Ông Nguyễn Văn Tự, xã Suối Nghệ (huyện Châu Đức):

Giá điều thấp thì dẫu được mùa cũng chặt

Gia đình tôi có 8 sào điều, đến thời điểm này dù đang thu hoạch chính vụ nhưng tôi vẫn kêu người chặt vườn điều để kịp làm đất trồng mỳ vào tháng 5 tới. Với giá điều tươi như thời điểm này là 18-19.000 đồng/kg, nếu chờ hết vụ điều này tôi cũng chỉ thu được khoảng 8 triệu đồng, mà phải thu hoạch rải rác gần 2 tháng mới hết vụ.

Chưa kể, nếu có được mùa như trước đây (2 tấn/vụ) và giá như hiện nay thì hiệu quả từ 8 sào điều này thấp hơn nhiều so với cây mỳ (mỗi sào mỳ có lãi từ 6-7 triệu đồng). Vì vậy, việc chặt bỏ cây điều để trồng mỳ đang là “mốt” của người nông dân. So với các cây trồng khác như tiêu, mít siêu sớm, cao su… thì cây điều cho hiệu quả thấp nhất và dễ mất mùa vì sự thay đổi của thời tiết nhất.

Anh Võ Thạch Lân, xã Láng Lớn (huyện Châu Đức):

Tăng thu nhập để giữ vườn điều

Nông dân cũng tâm huyết và gắn bó với cây điều bởi khả năng chống hạn cao và ít tốn công sức chăm bón, nhưng muốn giữ lại hoặc cải tạo vườn rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, mà trước hết là ở việc bình ổn giá hạt điều. Nhìn vào giá cả các mặt hàng nông sản trên thị trường cho thấy, các mặt hàng như tiêu, mì khô, cao su luôn ở mức cao.

Trong khi đó giá hạt điều ngày càng giảm và thường bị thương lái ép giá nên xu hướng loại bỏ cây điều để trồng cây mới cho hiệu quả cao hơn là điều tất yếu.

Vấn đề người trồng điều quan tâm nhất hiện nay là làm cách nào để tăng năng suất và giá hạt điều để nông dân có thể sống được bằng những cây trồng này, có như vậy mới giảm được tình trạng chặt bỏ để thay thế cây trồng khác.

Ông Trịnh Văn Thành, Giám đốc công ty TNHH TM-SX-DV Thành Đạt (huyện Châu Đức): Không nên vội chặt bỏ ca cao. Nếu trồng đúng kỹ thuật, cây ca cao sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, vườn ca cao 1,7ha của tôi năm nào cũng cho năng suất hơn 2 tấn hạt khô. Với giá khoảng 50.000 đồng/kg hạt khô,lợi nhuận cũng đạt khoảng 100 triệu đồng.

BR-VT là địa phương có thế mạnh để phát triển ca cao, sản phẩm ca cao xuất xứ từ BR-VT được các nước trên thế giới đánh giá cao và có nhiều hương vị phù hợp chế biến socola, rượu, bánhquy… Mỗi năm sản lượng ca cao tại BR-VT đạt khoảng 400 tấn, riêng Công ty Thành Đạt đã thu mua và ký được hợp đồng bán ca cao cho đối tác ở Nhật Bản 300 tấn/năm chưa kể cung cấp sản phẩm cho các đối tác khác ở thị trường Mỹ, Hà Lan.

Vì vậy, đầu ra cho sản phẩm này ổn định. Hiện tại, chúng tôi đang xây dựng nhà máy chế biến nguyên liệu từ ca cao với vốn đầu tư 30 tỷ đồng tại huyện Châu Đức và xây dựng Trung tâm chuyển giao kỹ thuật cho người trồng. Theo tôi, người dân không nên nóng vội chặt bỏ ca cao mà cần đầu tư kỹ thuật chăm bón hợp lý để nâng cao năng suất.


Có thể bạn quan tâm

Mèo Vạc Phát Huy Nội Lực Xây Dựng Nông Thôn Mới Mèo Vạc Phát Huy Nội Lực Xây Dựng Nông Thôn Mới

Huyện Mèo Vạc bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM), trong điều kiện không ít khó khăn. Trong đó, hạ tầng kinh tế, nguồn nội lực của các xã còn yếu là trở ngại lớn trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng NTM. Song, với sự tập trung lãnh, chỉ đạo từ huyện đến cơ sở; các địa phương trong xã đã tìm được những giải pháp thực hiện hiệu quả, từng bước vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả bước đầu, tạo nền tảng cho chặng đường xây dựng tiếp theo.

06/03/2015
Toàn Tỉnh Tập Trung Gieo Trồng, Chăm Sóc Các Loại Cây Trồng Vụ Đông – Xuân Toàn Tỉnh Tập Trung Gieo Trồng, Chăm Sóc Các Loại Cây Trồng Vụ Đông – Xuân

Thực hiện hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT về cơ cấu giống và thời vụ, ngay từ khi triển khai thực hiện việc gieo trồng các loại cây trồng vụ Đông – xuân, các huyện, thành phố đã khẩn trương kịp thời đôn đốc bà con nông dân tích cực làm đất và gieo trồng các loại cây trồng kịp thời vụ.

06/03/2015
Nhiều Biện Pháp Duy Trì Và Nâng Cao Chất Lượng Tiêu Chí Nông Thôn Mới Nhiều Biện Pháp Duy Trì Và Nâng Cao Chất Lượng Tiêu Chí Nông Thôn Mới

Đây là 3 xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn Chương trình xây dựng NTM, đem lại hiệu quả thiết thực. Thông qua chương trình, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, ý thức của người dân trong việc thực hiện tiêu chí xây dựng NTM; vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư nông thôn được nâng lên.

06/03/2015
Thoát Nghèo Trên Đất Quê Thoát Nghèo Trên Đất Quê

Vừa nghiên cứu học tập cách chăm sóc rau, hoa qua sách báo, vừa rút kinh nghiệm từ thực tế; dần dần, anh đã chủ động được việc chăm sóc. Từ việc sử dụng giống rau, phân bón, nhận biết cây rau mắc những loại bệnh nào để sử dụng thuốc và khi lứa rau này vừa xuống giống thì anh đã lên kế hoạch sẵn cho vụ sau.

06/03/2015
Nỗ Lực Xây Dựng Nông Thôn Mới Nỗ Lực Xây Dựng Nông Thôn Mới

Đầu năm mới Ất Mùi 2015, các cấp, các ngành và nhân dân huyện Châu Thành A đang hối hả bắt tay thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm nay. Trong đó, quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được địa phương đặt lên hàng đầu.

06/03/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.