Việt Nam thắng thầu 450.000 tấn gạo xuất sang Philippines

Công ty bốc xếp xuất khẩu gạo tại cảng Công nghiệp tàu thủy (TP.HCM).
NFA cho biết đã hoàn tất việc đấu thầu nhập khẩu tổng cộng 750.000 tấn gạo, trong đó có 250.000 tấn gạo 25% tấm cho năm nay và 500.000 tấn gạo cùng loại cho năm 2016, để chuẩn bị đối phó với hiện tượng El Nino sắp tới.
Việt Nam trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo cho Philippines với giá 426,6 USD/tấn so với giá của NFA đưa ra là 426,83 USD/tấn.
Trong khi đó, Thái Lan cũng đồng ý cung cấp 300.000 tấn gạo còn lại cho Philippines bằng với giá gạo của Việt Nam.
Theo đó, 125.000 tấn gạo đầu tiên sẽ được giao cho phía Philippines vào tháng 11 và 125.000 tấn gạo tiếp theo sẽ được bàn giao vào cuối tháng 12/2015.
Khối lượng 500.000 tấn gạo còn lại sẽ được bàn giao trong ba đợt vào tháng 1, tháng 2 và tháng 3/2016.
Sau phiên đấu thầu, Phó Chủ tịch Ủy ban mua sắm liên chính phủ Patricia Galang-De Jesus cho biết sẽ có thông báo về việc trúng thầu trong 3 ngày tới.
Có thể bạn quan tâm

Ở giữa những vạt rừng âm u của xã Sì Lở Lầu (Phong Thổ, Lai Châu) có một người đàn ông Dao từ khó nghèo đã vươn lên trở thành triệu phú và vẫn hoàn thành xuất sắc trọng trách phó “thủ lĩnh” Hội ND xã, được bà con tin yêu...

Trong khi người dân 2 xã Đông, xã Lơ Ku (Kbang , Gia lai) vẫn chưa nhận được tiền đền bù từ vụ bắp (ngô) không có hạt thì đến lượt người dân xã Đăk Pơ Pho huyện Kon Chro của tỉnh này cũng khốn đốn bởi 2 giống bắp NK 67, NK 7328.

Khi chúng tôi đến, các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm mồ hôi nhễ nhại, đang mải miết kéo lưới bắt cá; trên bờ bà con nông dân nói cười hồ hởi, chờ để nhận con giống về nuôi. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Hội Nghề cá phường Hà An (TX Quảng Yên) vui vẻ nói với chúng tôi: “Khi nhận được tin Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản đã sản xuất thành công giống cá đối mục, bà con chúng tôi ai cũng mừng, cứ như sắp có một mùa bội thu lớn vậy.

Nhằm chọn lọc đàn dê địa phương để tạo ra đàn dê cái nền có khả năng sinh sản cao thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, Sở KH&CN Bắc Kạn đã phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội xây dựng và triển khai dự án “Nghiên cứu cải tạo giống dê tại tỉnh Bắc Kạn”. Thời gian thực hiện trong 3 năm (2011 - 2013). Địa điểm thực hiện tại xã Hoà Mục huyện Chợ Mới, xã Nông Thượng thị xã Bắc Kạn.

Tuy nhiên, trên thực tế không ít nông dân mới phun thuốc trừ sâu được một, hai ngày đã mang ra chợ bán. Do đó lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau rất cao, nguy hiểm đến sức khoẻ người tiêu dùng.