Măng Cụt Và Quýt Đường Đạt Chuẩn VietGAP

Đây là 2 trong 6 loại trái cây đặc sản của địa phương; có trái to, vị ngọt đặc trưng và màu sắc đẹp
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh vừa trao giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm măng cụt và sản phẩm quýt đường cho 2 Hợp tác xã trái cây trên địa bàn. Đó là Hợp tác xã măng cụt Tân Thành, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè và Hợp tác xã quýt đường Thuận Phú, xã Bình Phú, huyện Càng Long.
Đây là 2 trong 6 loại trái cây đặc sản của địa phương có trái to, vị ngọt đặc trưng và màu sắc đẹp. Tính đến nay Trà Vinh đã có 3 sản phẩm trái cây sản xuất đạt chuẩn VietGAP.
Trước đó, quýt đường Trà Vinh cũng được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên lâu nay các sản phẩm này vẫn khó tiếp cận thị trường lớn, các hệ thống siêu thị vì sản lượng không ổn định và quy trình sản xuất chưa đạt chuẩn.
Trà Vinh hiện có hơn 3.000 ha trái cây các loại, trong đó quýt đường và dừa sáp là 2 sản phẩm nằm trong Top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng nhất của Việt Nam. Do đó, có được chứng nhận VietGAP sẽ là điều kiện tốt hơn để có sản lượng ổn định, mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng thu nhập cho nông dân.
Ông Nguyễn Văn Dững, xã viên Hợp tác xã quýt đường Thuận Phú cho biết, VietGAP là quy trình sản xuất hoa quả sạch, trong đó việc phun thuốc trừ sâu không được tiến hành bừa bãi mà phải theo định kỳ. Với sản phẩm quýt đạt tiêu chuẩn VietGAP tới đây có thể hướng tới việc đưa vào siêu thị koặc xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Theo tính toán của ông Liệt, trung bình mỗi năm, vườn măng cụt, sầu riêng của gia đình thu được khoảng 20 triệu đồng (chưa tính tiền mua phân bón, thuốc), nhưng nhờ trồng thêm các loại cây kiểng bán lá nên thu nhập đã tăng thêm khoảng 20 triệu đồng/năm (cứ 1,5 tháng, ông Liệt thu hoạch lá bán 1 lần, thu về khoảng 3 triệu đồng).

Sáng 17-7, Ban Quản lý dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững” (thuộc Cục Trồng trọt) tổ chức hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Dak Lak và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Tây Nguyên” nhằm đánh giá thực trạng phát triển ca cao và truyền thông trong ngành hàng ca cao ở Dak Lak.

Với diện tích 1.613 ha cà phê, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 1.410 ha, nhưng phần lớn đã già cỗi cho năng suất thấp, khiến cho thu nhập của người dân ngày càng giảm.

Trước tình hình thời tiết không thuận lợi kèm theo năm nhuận nên chu kỳ cho trái của một số loại trái cây phục vụ Tết Ất Mùi tại các nhà vườn ở ĐBSCL bị “đảo lộn”, dẫn đến năng suất và chất lượng bị ảnh hưởng, nguy cơ khan hiếm hàng để bán tết là rất cao.

Heo rừng là loài động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt, thức ăn dễ tìm; quy trình nuôi, cách chăm sóc cũng không quá khó nên mô hình này ngày càng được nhân rộng ở nhiều địa phương.