Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk Lắk Nuôi Cừu Lấy Thịt Một Mô Hình Làm Kinh Tế Manh Nha Phát Triển

Đắk Lắk Nuôi Cừu Lấy Thịt Một Mô Hình Làm Kinh Tế Manh Nha Phát Triển
Ngày đăng: 21/08/2014

Thời gian gần đây, mô hình nuôi cừu lấy thịt đã được nhiều hộ dân trong tỉnh Đắk Lắk quan tâm và đạt được những thành công, bước đầu đem lại hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Gia đình anh Tô Đức Hòa, xã Ea Knuếc (huyện Krông Pak), được xem là người tiên phong trong việc nuôi cừu tại Dak Lak. Đi tham quan và học hỏi ở nhiều nơi, thấy ở Ninh Thuận nhiều người nuôi cừu và đem lại hiệu quả kinh tế cao, nên anh chú tâm nghiên cứu kỹ lưỡng và mang về nuôi giống cừu lấy thịt ngay tại trang trại của gia đình.

Đến năm 2006, khi giá cừu và dê xuống thấp, nhiều người bỏ đàn nhưng anh vẫn kiên trì nuôi. Anh Hòa cho biết, kinh nghiệm sau bao năm làm nông nghiệp phải xác định rõ là giá cả lúc lên, lúc xuống nên chắc chắn giá thịt cừu sẽ lên lại.

Quả thật, từ năm 2009 đến nay, thịt cừu đã trở nên phổ biến đặc biệt là được tiêu thụ mạnh ở Đà Nẵng cũng như các tỉnh phía Nam, do vậy giá thịt cừu liên tục tăng và ổn định ở mức khá cao. Hiện thịt cừu có giá trung bình 100.000 đồng/kg.

Cừu có thời gian sinh trưởng nhanh, chỉ sau 8 - 9 tháng là bắt đầu sinh; và nuôi thương phẩm thì chỉ 5 - 6 tháng đạt trọng lượng khoảng 20 kg là có thể xuất bán.... Đàn cừu của gia đình anh Hòa hiện có 70 con, mỗi một lứa như vậy anh chỉ xuất gần nửa đàn, còn lại để gây giống, anh cũng thu vào gần trăm triệu đồng.

Được biết, giá cừu giống không quá cao, chỉ khoảng trên 2 triệu đồng/con. Cừu có tính bầy đàn cao, thường đi kiếm ăn theo đàn nên người chăn nuôi rất dễ quản lý.

Chúng cũng là loài dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật, chuồng trại lại đơn giản. Thức ăn của cừu rất đa dạng từ các loại cỏ, lá cây..., đến các loại phụ phẩm nông nghiệp... tuy nhiên, thức ăn thô vẫn là chủ yếu.

Với những lợi thế như vậy, việc nuôi cừu đang được rất nhiều người dân trong tỉnh quan tâm, học hỏi và đã manh nha phát triển ở một số huyện như: Krông Pak, Cư Kuin, Krông Bông. Đây đã trở thành mô hình xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Đơn cử như hộ anh Nguyễn Công Thanh, ở thôn 15, xã Ea Ning (huyện Cư Kuin) cũng bắt đầu nuôi cừu lấy thịt từ năm 2012. Hiện đàn của gia đình anh Thanh cũng đã lên đến 40 con.

Anh Thanh cho biết, từ khi biết được về nuôi cừu, gia đình anh đã có thêm một nguồn thu nhập đáng kể. Theo anh Thanh, mỗi năm cừu sinh sản 2 lứa, mỗi lứa 1 con, nhưng cái hay ở chỗ là sinh sản tập trung trong thời gian ngắn, nên không tốn nhiều công chăm sóc. Nuôi cừu về cơ bản thì dễ hơn dê vì cừu là loài động vật rất dễ ăn, sức đề kháng lại cao, ít bị bệnh.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hoa Quỳ, Trưởng Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, việc phát triển nuôi cừu lấy thịt không nằm trong chương trình trọng tâm, trọng điểm của tỉnh. Các mô hình hiện tại được người dân tự tham quan, học hỏi và phát triển tại hộ gia đình.

Vì vậy, bà con nông dân cần nghiên cứu kỹ về cách thức chăn nuôi, đề phòng dịch bệnh. Quan trọng hơn, bà con cần có những phương án phát triển lâu dài để tránh tình trạng: khi giá lên thì phát triển tràn lan còn giá xuống thì bỏ đàn.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Trồng Bưởi Da Xanh Xen Ổi Ruột Hồng Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Trồng Bưởi Da Xanh Xen Ổi Ruột Hồng

Ổi là loại trái cây thơm, dòn, có vị chua ngọt được thị trường ưa chuộng bởi có giá trị dinh dưỡng và phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người. Ngày nay, giá trị của loại trái cây này góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế gia đình của nhiều nông dân ở địa phương. Tiêu biểu là mô hình trồng bưởi da xanh xen ổi ruột hồng của anh Nguyễn Văn Hồng ở ấp 1, xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre.

23/12/2011
Hướng Dẫn Bón Phân Cho Lúa Hè Thu Ở ĐBSCL Hướng Dẫn Bón Phân Cho Lúa Hè Thu Ở ĐBSCL

Nên bón lót lân nung chảy (Ninh Bình, Văn Điển) để ém phèn ngay từ đầu và cung cấp lân cho cây lúa HT phát triển tốt. Lượng bón từ 200-400kg/ha tùy độ phèn của đất. Nên xử lý hạt giống bằng K-Humate (1/2 lít cho 100kg giống) làm tăng sức nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống hạt giống (sử dụng loại có hàm lượng K-Humate cao như Vina Super Humate của Hoa Kỳ).

15/07/2012
Nuôi Rắn Mối Nuôi Rắn Mối

Rắn mối là động vật sống hoang giả, để nuôi loại động vật này, người nuôi phải am hiểu về tập tính sống của chúng- đó là lời tâm sự của anh Dương Tấn Lạc ở ấp Phú Lợi, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre.

27/12/2011
Nuôi Cá Bống Tượng Lồng Bè Gắn Với Ao Nuôi Cá Bống Tượng Lồng Bè Gắn Với Ao

Từ bài viết về “Nuôi cá bống tượng mùa lũ” (Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 12/10/2011), mô hình nuôi cá bống tượng lồng bè của anh Sáu Công (xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành) đã mang lại lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên vẫn có nhiều hộ trong vùng đã không thể tiếp tục nuôi loài cá này vì thua lỗ, mặc dù giá cá loại 1 dao động từ 350.000 - 450.000đ/kg, rất hấp dẫn (thương lái thu mua tại hộ nuôi). Đã nhiều bài viết về kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong ao, lồng, bè, bể.., Nhưng mấu chốt về kỹ thuật, chính là con giống và và biện pháp thuần dưỡng.

24/12/2011
Khổ Vì Cà Phê Chín Sớm “Đụng” Mưa Ở Đồng Nai Khổ Vì Cà Phê Chín Sớm “Đụng” Mưa Ở Đồng Nai

Những ngày gần đây, nhiều nông dân trồng cà phê ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã bước vào vụ hái cà phê, sớm hơn gần tháng so với mọi năm. Năm nay do nhiều nguyên nhân dẫn tới cà phê chín sớm, khiến nhiều chủ vườn khổ vì hái cà phê trong khi thời tiết đang mưa nhiều.

28/09/2012