Việt Nam là nước xuất khẩu nghêu nhiều thứ 3 sang Mỹ

Trong đó, Mỹ NK nghêu nhiều nhất là từ Trung Quốc với khối lượng đạt 3.548 tấn, trị giá 7,22 triệu USD, tăng 19,51% về khối lượng và tăng 18,45% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Canada là nước XK nghều nhiều thứ 2 vào Mỹ, và Việt Nam là nước XK nghêu nhiều thứ 3 vào thị trường này. Tuy nhiên, khối lượng và giá trị XK của 2 nước này vào Mỹ đều sụt giảm mạnh.
Trong 3 tháng đầu năm, Mỹ NK nghêu từ Canada với khối lượng đạt 364 tấn, trị giá 3,24 triệu USD, giảm 12,53% về khối lượng và giảm 3,54% về giá trị. Mỹ NK nghêu từ Việt Nam với khối lượng 426 tấn, trị giá 1,08 triệu USD, giảm 19,98% về khối lượng và giảm 18,52% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Tuy nhiên, giá trung bình mặt hàng nghêu của Trung Quốc XK sang thị trường Mỹ lại giảm trong khi giá trung bình của mặt hàng này của Canada và Việt Nam lại tăng. Giá XK trung bình của Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm nay đạt 2,04 USD/kg giảm 0,49% so với cùng kỳ năm 2014. Giá XK trung bình của Việt Nam sang Mỹ đạt 2,55 USD/kg, tăng 1,59% so với cùng kỳ năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Bà con nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ - Hòa Bình) đang thu hoạch bí xanh – một trong những cây họ bầu bí giảm nghèo chủ lực trên vùng đất còn nhiều khó khăn này. Thông thường mọi năm, các hộ chỉ trồng bí vụ đông xuân. Tuy nhiên, gần đây, cây bí xanh được bà con trồng tăng vụ ở vụ hè thu. Đáng mừng là nỗ lực chuyển đổi của bà con đã được bù đắp xứng đáng nhờ bí xanh trái vụ được giá, được mùa. Mới có ít ngày thu hoạch thời điểm trung tuần tháng 8 đã mang về hàng chục triệu đồng cho các hộ, cá biệt có hộ thu trên, dưới 100 triệu đồng.

Nam Hả Trong là thôn có nhiều hộ trồng địa liền của xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh). Kinh tế chủ lực của thôn là phát triển lâm nghiệp, nhưng luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu đất rừng, đã buộc xã Nam Sơn phải có phương án làm sao trên cùng một diện tích đất có thể thu được nhiều nguồn lợi. Một trong những nguồn lợi ấy là trồng cây địa liền xen kẽ trên các diện tích trồng keo.

Trên địa bàn huyện chỉ mới xuất hiện những cơn mưa dông đầu mùa, đất chưa đủ độ ẩm nhưng nhiều người dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ồ ạt xuống giống một số cây trồng vụ mùa; trong đó chủ yếu là cây mì, sau đó gặp nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha mì chết và chậm phát triển vì thiếu nước. Những ngày qua, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, phần nào giải cơn khát cho cây trồng thì cũng là điều kiện cho các dịch bệnh gây hại cây trồng xuất hiện.

Ông Hồ Thành Phi, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cho biết: Do hiệu quả kinh tế cây mía thấp, Công ty cổ phần đường Bình Định (BISUCO) thiếu quyết tâm đầu tư nên nông dân trong vùng nguyên liệu mía của huyện đã phá bỏ mía chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, khiến cho diện tích mía nguyên liệu bị giảm mạnh.

Năm 2014, vụ lúa trên đất nuôi tôm của người dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau tuy không được như mong đợi, nhưng tính hiệu quả bền vững của mô hình sản xuất kết hợp này nhiều năm qua đã khẳng định được vị thế trong lòng người dân ở những vùng chuyển dịch. Chính vì thế, năm 2015, người dân trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì và phát triển vụ lúa - tôm.