Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắc Ninh Phòng Bệnh Cho Thủy Sản Trong Mùa Cao Điểm

Bắc Ninh Phòng Bệnh Cho Thủy Sản Trong Mùa Cao Điểm
Ngày đăng: 26/05/2014

Các hộ nuôi trồng thủy sản trong tỉnh Bắc Ninh cơ bản hoàn thành việc xuống giống vào ao nuôi. Để bảo đảm cho một vụ thủy sản năng suất, giá trị cao, các hộ nuôi trồng cần có những biện pháp chuẩn bị tích cực để ứng phó khi dịch bệnh thủy sản xảy ra.

Thông thường, từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, thời tiết có những diễn biến phức tạp, ngày nắng nóng, đêm mưa dông, tạo ra chênh lệch nhiệt độ trong môi trường ao nuôi, khiến cá bị sốc nhiệt hoặc nhiễm các khí độc sản sinh trong ao như H2S, NH3…. Khi đó, sức đề kháng của cá giảm và đây cũng là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh dễ dàng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể cá với các bệnh do ký sinh trùng như trùng bánh xe, trùng mỏ neo, nấm thủy mi, hoặc các bệnh do vi khuẩn, vi rút như bệnh đốm đỏ, bệnh viêm ruột...

Thực tế, cuối tháng 4 vừa qua, tại một số vùng nuôi trồng thủy sản ở Phù Lương, Đức Long (Quế Võ), Lạc Vệ (Tiên Du), Phú Hòa (Lương Tài) xảy ra tình trạng cá chép, trắm cỏ chết rải rác do nhiễm nấm và vi khuẩn. Chi cục Thủy sản Bắc Ninh phối hợp với Trung tâm Quan trắc cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh thủy sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I) lấy mẫu để xét nghiệm và đưa ra giải pháp chữa bệnh kịp thời.

Năm 2013, toàn tỉnh có 7,82 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị dịch bệnh, làm chết 4,33 tấn cá. So với tổng sản lượng thu hoạch, số thiệt hại không đáng kể và dịch bệnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng tình trạng chủ quan trong công tác phòng, chống dịch của người nông dân thì lại rất đáng lo ngại.

Cần phải nhấn mạnh rằng, những biện pháp phòng tránh và xử lý dịch bệnh cho đàn cá không quá phức tạp và đa phần các hộ nuôi đều đã được hướng dẫn, tập huấn chi tiết, thường xuyên. Tuy nhiên, một số người dân ngại bỏ công và kinh phí chăm sóc, phòng bệnh cho cá dẫn đến thiệt hại rải rác trong năm do cá chết, đồng thời năng suất và chất lượng thủy sản của các hộ này cũng giảm.

Ông Đoàn Đắc Hưng, thôn Ngọc Thượng (Phú Hòa, Lương Tài) có kinh nghiệm 10 năm nuôi trồng thủy sản, cho biết, ông rất quan tâm tới việc phòng, chống dịch bệnh cho cá. Ngay từ đầu vụ, khi xuống giống, ông đã vệ sinh ao bằng cách thả vôi bột xuống đáy ao. Hàng tháng, rắc vôi bột 2-3 lần, sử dụng thêm tỏi tươi và thuốc sinh học Bio-DW. Mỗi ngày, ông đều chủ động dùng dụng cụ đo độ pH trong ao để theo dõi diễn biến môi trường nước.

Theo ông, những ngày thời tiết biến động, người nuôi cần phải kiểm soát lượng thức ăn cho cá vừa phải, không để cá ăn quá no, gây hại đến đường ruột. Nhờ chăm sóc tốt, hai ao cá của ông ít khi bị dịch bệnh nặng, thu nhập mỗi năm ổn định đến vài trăm triệu đồng.

Tính toán sơ bộ của Chi cục Thủy sản cho thấy, mỗi tháng, các hộ chỉ phải bỏ ra khoảng 4 triệu đồng/1ha chi phí thuốc và các chế phẩm phòng bệnh, tăng sức đề kháng cho cá. Chi cục khuyến cáo người dân nên bổ sung thêm các loại men tiêu hóa, vitamin C trong khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng đàn nuôi. Tùy điều kiện từng nguồn nước cấp, các hộ cần tính toán thả cá với mật độ vừa phải, cân đối cơ cấu giống cá hợp lý.

Trong quá trình nuôi, quản lý tốt thức ăn, phân bón (không bón phân tươi) để tránh ô nhiễm môi trường nước và hạn chế các bệnh phát triển. Người dân cần thường xuyên quan sát ao nuôi và tình trạng con cá để kịp thời xử lý, không để bệnh lây lan.

Đối với các ao cá bị bệnh, cần giảm lượng thức ăn cho cá để tránh dư thừa thức ăn làm ô nhiễm môi trường nước, có biện pháp cách ly với các ao bị bệnh xung quanh. Sử dụng thuốc Vạn Tiêu Linh để xử lý môi trường nước, và thuốc trộn với cám để cho cá ăn. Sau khi rắc thuốc đều khắp mặt ao cần chạy máy bơm nước hoặc máy tạo ô xy để tuần hoàn nước, giảm khí độc trong ao. Ngay khi phát hiện ra ao nuôi có biểu hiện lạ, người dân nên báo cho cán bộ kỹ thuật của Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản tỉnh để chẩn đoán, thu mẫu xác định nguyên nhân và cách chữa bệnh.

Theo nhận định của Chi cục Thủy sản Bắc Ninh, nhìn chung, dịch bệnh trên đàn cá ít phức tạp và người dân chỉ cần quản lý tốt 3 yếu tố: mầm bệnh, môi trường và vật chủ. Nếu áp dụng tốt các biện pháp phòng, chữa bệnh cho cá thì một diện tích nuôi trồng nhỏ cũng có thể đạt hiệu quả cao.


Có thể bạn quan tâm

Đảm bảo quản lý giá cước vận tải và giá sữa Đảm bảo quản lý giá cước vận tải và giá sữa

Kết quả kiểm tra 22 đơn vị với phân nửa là doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải ô tô và kinh doanh sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi cho thấy, đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực trong công tác kê khai, niêm yết và bán theo giá niêm yết.

05/10/2015
Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

Xác định phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, Hội LHPN xã Phước Nghĩa (huyện Tuy Phước) đã triển khai nhiều giải pháp, chương trình hỗ trợ đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện việc làm, tăng thu nhập cho hội viên (HV)

05/10/2015
Một thanh niên vượt khó Một thanh niên vượt khó

Ðó là anh Nguyễn Trung Ðang, ở thôn Hòa Trung, xã Bình Tường (huyện Tây Sơn). Năm 2006, khi đang học tại Trường ÐH Bách khoa Ðà Nẵng, anh bị đau nặng nên tạm nghỉ học để chữa bệnh; sau đó gia đình lâm vào cảnh khó khăn, anh đành phải thôi học, ở nhà phụ giúp gia đình.

05/10/2015
Ngư dân khát vốn đóng tàu nhưng không vay được tiền Ngư dân khát vốn đóng tàu nhưng không vay được tiền

Thông tin này được ông Phạm Trương, Bí thư Huyện ủy Hoài Nhơn, cho biết tại cuộc họp Tỉnh ủy vào ngày 2.10.

05/10/2015
Diện tích, năng suất cây trồng cạn tăng khá Diện tích, năng suất cây trồng cạn tăng khá

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, trong năm 2015 này huyện Phù Cát đã quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng, đồng thời tập trung vận động nông dân chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả đưa vào sản xuất các loại cây trồng cạn.

05/10/2015