Anh Phú Quốc Thắng Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Heo Rừng
Anh Phú Quốc Thắng (30 tuổi, ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận) được biết đến như một thanh niên ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong phát triển kinh tế với mô hình chăn nuôi heo rừng.
Khoảng giữa năm 2012, anh Thắng đã sử dụng hơn 70 triệu tiền vốn tích góp của gia đình, mạnh dạn mua 7 con heo rừng giống (một con đực và 6 con nái) từ Đồng Nai về để nuôi thử nghiệm.
Thời gian đầu, do chưa nắm được kỹ thuật nuôi nên anh gặp không ít khó khăn trong việc chăm sóc, điều trị bệnh cho heo. Lứa heo con đẻ lần đầu đều bị chết.
Không nản chí, anh tiếp tục tìm tòi và bổ sung các kiến thức cho mình, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, nên sau khi thả nuôi được một vài lứa đã mang lại hiệu quả đáng mừng. Anh cho biết: Sau khi heo con được một tuần tuổi thì cần chích bổ sung chất sắt, một tháng tuổi thì cho heo con tập ăn thức ăn tinh.
Ngoài việc chủ động lựa chọn được con giống tốt, khoảng sân vườn rộng rãi để đảm bảo điều kiện nuôi "bán hoang dã" thì nguồn thức ăn rau, củ quả tự nhiên, cũng như việc tiêm phòng dịch bệnh, bổ sung dưỡng chất cho heo là những điều hết sức quan trọng để mô hình nuôi heo rừng có thể đem lại hiệu quả cao.
Ưu điểm loại heo rừng là nhờ hấp thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn tự nhiên nên thịt nhiều nạc, mềm, ít mỡ, lớp da dày nhưng không dai. Giá bán mỗi kg thịt heo rừng cao hơn, nên mang lại hiệu quả kinh tế cao, lại dễ dàng trong việc tìm nguồn tiêu thụ. Một con heo nái trưởng thành mỗi năm cho khoảng 2 - 3 lứa đẻ. So với heo nhà, heo rừng có sức đề kháng tốt hơn, thức ăn cũng đơn giản hơn.
Nếu được chăm sóc kỹ lưỡng, trung bình mỗi lần sinh từ 5 - 8 con. Trong vòng một năm, trọng lượng tối đa một con có thể đạt được là từ 30 - 35 kg. Tháng 8 năm trước, anh Thắng xuất bán ra thị trường 20 con với trọng lượng mỗi con khoảng 25 kg sau 7 tháng nuôi, với giá bán 150 ngàn/kg. Sau khi trừ đi chi phí anh thu lãi trên 50 triệu đồng.
Anh Thắng cho biết thêm: “Đầu ra” của heo rừng nuôi tương đối ổn định. Trong thời gian tới anh tiếp tục nhân rộng số lượng heo giống lên thành đàn, tạo thêm thu nhập cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2012, tại kỳ hợp thứ 4 HĐND tỉnh Sóc Trăng khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) đã ra Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 thông qua Đề án phát triển SX lúa đặc sản đến năm 2015 với mục tiêu của Đề án đến cuối năm 2015, diện tích lúa đặc sản vùng đề án đạt 52.000 ha trong kế hoạch 70.000 ha của toàn tỉnh.
Thông tin tại hội nghị, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn - nhà vận chuyển thủy nội địa hàng đầu tại ĐBSCL - cho biết từ năm 2010 đến nay, dù sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng container từ ĐBSCL đến TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu để xuất khẩu tăng bình quân 8%/năm nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu vận chuyển của toàn vùng, khoảng 17-18 triệu tấn/năm.
Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, nửa đầu tháng 7, cả nước nhập siêu khoảng 200 triệu USD. Nhìn bức tranh xuất nhập khẩu của các tháng đầu năm 2014, có thể thấy đây là thời điểm con số nhập siêu giảm sâu nhất (trong 6 tháng đầu năm, xuất siêu của Việt Nam đạt gần 1,51 tỷ USD).
Nông dân Võ Văn Cường, thôn Suối Méc, xã Ninh Thân (TX Ninh Hòa), một người trồng bí đỏ có thâm niên cho biết: Năm nay thời tiết tương đối thuận lợi nên cây bí sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất tương đối ổn định, dao động từ 12-15 tấn/ha, tăng từ 2-3 tấn/ha so với năm ngoái.
Hơn 500 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lí và DN ngồi chật kín hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc tế tham dự Hội thảo Khoa học công nghệ gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM do Bộ NN-PTNT và Bộ KHCN đồng tổ chức ngày 6/12 tại Hà Nội cho thấy sức hút của khoa học công nghệ (KHCN) với phát triển nông nghiệp hiện rất lớn.