Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chưa Phát Huy Hiệu Quả Tiêu Chuẩn MSC Cho Con Nghêu

Chưa Phát Huy Hiệu Quả Tiêu Chuẩn MSC Cho Con Nghêu
Ngày đăng: 26/05/2014

Nghề quản lý, khai thác nghêu Bến Tre được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn MSC từ tháng 11-2009. Sau khi được chứng nhận MSC, nghêu Bến Tre được nhiều nước trên thế giới quan tâm, do đó giá nghêu thương phẩm liên tục tăng cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển.

Giá nghêu tăng đáng kể, từ 13.900đ/kg (năm 2008), 17.585đ/kg (năm 2009), 22.300đ/kg (năm 2010), 29.750đ/kg (năm 2011), 35.250đ/kg (năm 2012), 23.250đ/kg (năm 2013).

Từ 2008 đến nay, giá nghêu nguyên liệu tại vùng nuôi nghêu của Bến Tre cao hơn nghêu nuôi tại tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh khoảng 5.000-10.000đồng/kg. Hiệu quả về xã hội, nâng cao nhận thức của người làm công tác quản lý cũng như nhận thức của xã viên các hợp tác xã, người nuôi nghêu về phát triển bền vững.

Hiệu quả về môi trường, để duy trì sản lượng nghêu, trong các năm qua tỉnh đã đầu tư thực hiện nhiều đề tài, dự án, trong đó có một số đề tài, dự án như Đề tài nghiên cứu nguyên nhân gây chết nghêu, sò huyết và đề xuất các giải pháp khắc phục để phát triển bền vững nghề nuôi nghêu và sò huyết ở Bến Tre.

Đề tài thực hiện thành công đã góp phần hạn chế tình trạng nghêu chết hàng loạt trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Đề tài đánh giá những tác động của hoạt động khai thác nghêu đến cấu trúc quần thể trên các bãi triều ven biển tỉnh Bến Tre.

Đề tài nghiên cứu đánh giá những tác động của hoạt động khai thác nghêu đến các loài chim sinh sống và săn mồi tại khu vực bãi nghêu. Đề tài nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp của hệ thống quản lý nghề khai thác nghêu hiện nay từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đến các hợp tác xã. Nhìn chung, qua việc áp dụng tiêu chuẩn MSC, các tác động của môi trường được xác định và giảm thiểu.

Công tác quản lý nghề cá được thực hiện theo hướng tiếp cận dựa vào hệ sinh thái... Tuy nhiên, chứng nhận MSC đối với nghề quản lý khai thác nghêu tại Bến Tre chưa phát huy hiệu quả do thiếu nguồn nguyên liệu.

Kinh phí để đánh giá và giám sát hàng năm khá cao, phải huy động từ nhiều nguồn vốn (ngân sách nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp chế biến và hợp tác xã). Tỉnh chưa thành lập được cơ quan để quản lý thương hiệu nghêu. Thời gian thực hiện việc giám sát lần thứ 4, từ tháng 8 đến tháng 10-2013. Kinh phí cho lần giám sát này là 12.000USD.

Theo yêu cầu của cơ quan đánh giá (Intertek Moody Marine), quá trình tái đánh giá để cấp chứng nhận cho giai đoạn tiếp theo (2014-2019) sẽ được kết hợp với đợt đánh giá giám sát lần thứ 4. Thời gian tái đánh giá thực hiện từ tháng 8-2013 đến tháng 8-2014; tháng 9-2014 sẽ cấp chứng nhận mới cho giai đoạn tiếp theo (2014-2019).

Kinh phí giám sát định kỳ lần thứ 4 (năm 2013) sử dụng từ số tiền thu của các cơ sở thu mua (thu 100đ/kg), nếu không đủ các hợp tác xã cùng đóng góp theo tỷ lệ sản lượng nghêu thu hoạch của năm 2013.

Hiện nay, Sở NN-PTNT đang liên hệ với các tổ chức chứng nhận để mời tổ chức chứng nhận với chi phí thấp nhất để đánh giá tái chứng nhận trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để thống nhất kinh phí tái đánh giá chứng nhận, trên cơ sở phân tích về hiệu quả kinh tế của các bên tham gia đối với nghề nghêu Bến Tre, Sở NN-PTNT đề xuất phương án như sau: Kinh phí tái đánh giá chứng nhận do các doanh nghiệp chế biến đóng góp 50% và các hợp tác xã đóng góp 50%.

Kinh phí giám sát định kỳ hàng năm sử dụng từ số tiền thu của các cơ sở thu mua (thu 100đ/kg), nếu không đủ các hợp tác xã cùng đóng góp theo tỷ lệ sản lượng nghêu thu hoạch của năm giám sát.

Số tiền của các doanh nghiệp chế biến đóng góp theo tỷ lệ tổng sản lượng nghêu xuất khẩu mang thương hiệu MSC từ năm 2009 đến năm 2013. Số tiền của các hợp tác xã đóng góp theo tỷ lệ sản lượng nghêu thu hoạch của năm 2011, 2012 và 2013.

Nghề quản lý, khai thác nghêu Bến Tre được cấp chứng nhận MSC từ năm 2009. Quá trình đánh giá toàn diện và giám sát hàng năm được thực hiện như sau: khảo sát đánh giá toàn diện để cấp chứng nhận ngày 31-7 đến 4-8-2008, tại HTX Rạng Đông, Đoàn Kết, chi phí 70.000USD (cấp chứng nhận ngày 3-11-2009).

Giám sát hàng năm lần 1, từ ngày 1 đến 3-7-2010, chi phí 11.500USD. Giám sát lần 2, từ ngày 27 đến 29-10-2011, chi phí 12.500USD. Giám sát lần 3, từ ngày 9 đến 11-4-2013, chi phí 12.700USD. Giám sát lần 4 chi phí 12.000USD.


Có thể bạn quan tâm

Bình Định Củng Cố Và Phát Triển Mô Hình Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương Xuất Khẩu Qua Nhật Bản Bình Định Củng Cố Và Phát Triển Mô Hình Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương Xuất Khẩu Qua Nhật Bản

Chiều 15.9, tại TP Quy Nhơn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc đã chủ trì hội nghị bàn biện pháp củng cố mô hình khai thác cá ngừ đại dương (CNĐD) theo công nghệ Nhật Bản.

18/09/2014
“Bẫy” Mực Dưới Đáy Biển “Bẫy” Mực Dưới Đáy Biển

Nhiều lần đến với xã biển bãi ngang Vĩnh Thái, nơi tiếp giáp với địa phận tỉnh Quảng Bình về phía Bắc để tác nghiệp, chúng tôi đã biết được một số nghề đánh bắt hải sản mang tính thủ công ở đây như: Lặn biển bắt tôm hùm, bắn cá dưới đáy biển… Nhưng có một nghề cũng độc đáo không kém, đó là kiểu làm “nhà bẫy mực” dưới đáy biển!

18/09/2014
Phú Hòa (An Giang) Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất Phú Hòa (An Giang) Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất

Cá sặc rằn, còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía Xiêm hay cá lò tho là một loài cá thuộc họ Cá tai tượng. Loài cá này là một món ăn quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều nước, đồng thời nó cũng là một loài cá cảnh thông dụng.

18/09/2014
Định Hướng Phát Triển Cá Nước Lạnh Việt Nam Đến Năm 2020 Định Hướng Phát Triển Cá Nước Lạnh Việt Nam Đến Năm 2020

Đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đạt sản lượng 10.000 tấn cá nước lạnh (7.287 tấn cá tầm và 2.713 tấn cá hồi), đó là mục tiêu cơ bản của dự thảo Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020. Mục tiêu này đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo góp ý Quy hoạch phát triển cá nước lạnh được tổ chức ngày 16/9/2014 tại Lâm Đồng

18/09/2014
Cân Nhắc Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Cân Nhắc Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm

Để làm được một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong điều kiện hoàn toàn lệ thuộc nước trời như ở Cà Mau là một sự nhẫn nại, nhạy bén và đầy tính sáng tạo của nông dân rất đáng trân trọng. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên mức độ thành công khác nhau, dẫn đến suy nghĩ, nhận thức và quyết tâm từng người cũng khác nhau, khiến diện tích và bản đồ canh tác lúa trên đất tôm luôn biến động và thường không đạt chỉ tiêu kế hoạch, phá vỡ quy hoạch, nhất là những năm thời tiết không thuận.

18/09/2014