Việt Nam – Hà Lan Hợp Tác Phát Triển Chăn Nuôi
Trong khuôn khổ chương trình làm việc của đoàn Hoàng Thái tử Willem Alexander và Công nương Maxima của Hà Lan, sáng nay (31/3/2011) tại TP. HCM Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam phối hợp tổ chức “Hội thảo về chuỗi giá trị trong chăn nuôi và an toàn thực phẩm”. Tới dự và khai mạc hội thảo có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Diệp Kỉnh Tần, Bộ trưởng Bộ kinh tế Nông nghiệp và Đổi mới Vương quốc Hà Lan Bleker.
Tại hội thảo chuyên gia và các doanh nghiệp hai nước đã trao đổi nhiều ý kiến xung quanh các vấn đề về cơ sở pháp lý, cơ chế, thể chế, chính sách của nước sở tại cũng như trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, sản xuất thức ăn, công nghệ chế biến thực phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong hội thảo đã diễn ra Lễ ký Ý định thư cho các dự án giữa 2 quốc gia.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần khẳng định, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng là do được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp. Mức tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp bình quân đạt 4,7%/năm, trong đó sản lượng chăn nuôi gia súc chiếm tỷ trọng 27-28% trong tổng giá trị của toàn ngành. Trong đó chăn nuôi heo chiếm trên 75% trong tổng sản lượng chăn nuôi gia súc. Đến nay, mặc dù Việt Nam chưa xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi nhưng đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Mục tiêu đề ra đến năm 2020, chăn nuôi sẽ chiếm 42% trong tổng giá trị của toàn ngành nông nghiệp và phát triển theo hướng toàn diện, tiếp cận chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn, gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Để đạt được mục tiêu này, thời gian tới Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ thực hiện tốt những cam kết trong Ý định thư, góp phần thúc đẩy nhanh hơn, mạnh hơn cho sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hà Lan.
Ông Bleker cho biết, Hà Lan là một trong những quốc gia EU cung cấp nhiều ODA cho Việt Nam. Một trong những lĩnh vực chính đã được Chính phủ hai nước ký thỏa thuận hợp tác là chăn nuôi và quản lý giết mổ gia súc gắn liền với quyền lợi động vật. Hiện, ngành chăn nuôi của Hà Lan đạt trình độ cao với những công nghệ tiên tiến quản lý từ sản xuất đến bàn ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các sản phẩm trong chăn nuôi của Hà Lan đạt tiêu chuẩn EU và được xuất đi nhiều quốc gia trên thế giới
Có thể bạn quan tâm
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), trong 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 2,33 triệu tấn bắp, nhiều hơn tổng lượng bắp nhập khẩu của cả năm 2013. Nguyên nhân là do giá bắp trên thế giới trong những tháng qua xuống thấp nên doanh nghiệp nhập về để dự trữ cho những tháng tiếp theo.
Khoảng gần 1 tuần qua, lượng tàu khai thác biển tại thị trấn Sông Đốc (Cà Mau) vào bờ trung bình 50 chiếc mỗi ngày, trong đó có tàu ngoài tỉnh. Sản lượng khai thác ước đạt 100 đến 120 tấn mỗi ngày, giảm gấp 2 lần so với con nước trước đó.
EVN sẽ hỗ trợ kinh phí thay thế 2 triệu bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn tiết kiệm điện (compact) cho các hộ trồng thanh long tại 3 tỉnh có diện tích trồng cây thanh long lớn nhất là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.
Ngày nay, nhiều thanh niên nông thôn mày mò học hỏi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập và vươn lên khấm khá. Anh Nguyễn Thanh Tùng, 45 tuổi, ngụ tổ 8, ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn - An Giang) là một điển hình.
Những năm gần đây, nghề nuôi tôm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng gặp khó khăn, người dân phải đối mặt với thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, đến khi thu hoạch, giá tôm không ổn định.