Anh Phạm Văn Bình Vươn Lên Từ Cây Cam Sành
Anh Phạm Văn Bình ở ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc thành công với mô hình trồng cam sành cho hiệu quả kinh tế cao. Với diện tích 4.000 mét vuông, anh trồng 1.500 gốc cam sành và xen 100 gốc bưởi da xanh. Năm qua mới cho trái chiến, thu nhập trên 60 triệu đồng.
Anh lập gia đình năm 1997, khi ra riêng cha mẹ cho 2.000 mét vuông đất sản xuất nông nghiệp trồng lúa. Qua thời gian thấy kém hiệu quả, anh lên bờ trồng 1.000 gốc cam sành. Ban đầu, do chưa có nhiều vốn và kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây có múi nên gây rất nhiều khó khăn. Qua học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, anh Bình thực hiện kế hoạch lấy ngắn nuôi dài, bằng cách trồng xen hoa màu dưới chân mô cam khi cam còn nhỏ. Khi cam lớn, tạo tán, ra hoa anh không trồng hoa màu nữa mà trồng cỏ giữ ẩm cho cây. Việc chăm sóc, bón phân và xử lý nước tưới vườn được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nên vườn cam của anh luôn xanh tốt và ra hoa đậu trái đạt hiệu quả.
Anh không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm trổng cam sành với chúng tôi: Phải luôn theo dõi và chăm sóc, hàng năm, sau khi thu hoạch vụ chính tiến hành vệ sinh vườn, cắt tỉa cành bị sâu bệnh, dọn dẹp cỏ dại, tưới nước giữ ẩm cho cây, cứ 2 tháng thì bón phân 1 lần. Đầu năm 2000, anh thu hoạch cam vụ đầu được 4 tấn, với giá cam 9 ngàn đồng/kg, thu nhập 36 triệu đồng. Qua học hỏi kinh nghiệm từ các nhà vườn chuyên canh cam sành trong và ngoài xã, anh Bình nhận thấy muốn đạt hiệu quả cao thì phải xử lý cho trái nghịch vụ để tránh thu nhập rộ, làm cam rớt giá. Từ đó, anh thực hiện chặt chẽ các khâu xử lý cho cam trái nghịch vụ, sử dụng phân bón, thuốc đúng liều lượng, kỹ thuật xiết nước, nuôi kiến vàng phòng trừ các loại sâu bệnh. Năm 2001, anh thành công với sản lượng cam nghịch vụ, đạt 10 tấn/2.000 mét vuông, thu nhập 150 triệu đồng, bỏ hết các chi phí anh thu nhập trên 100 triệu đồng, tăng gấp 3 lần so với cam vụ thuận. Những năm tiếp theo trung bình mỗi năm thu nhập từ 50-100 triệu đồng. Từ hiệu quả trong trong 6 năm trồng cam, với 2.000 mét vuông đất vườn, anh Bình tích lũy mua thêm 3.000 mét vuông đất. Năm 2006, khi vườn cam của anh đã xuống, anh tiến hành xẻ mương làm mới kết hợp với cải tạo đất và trồng lại. Năm qua, vườn cam của anh đang phát triển cho trái chiến bán được 60 triệu đồng.
Từ Mô hình kinh tế trồng cam đạt hiệu quả cao của anh Phạm Văn Bình đã khuyến khích nhiều hộ dân trong ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ thực hiện cải tạo vườn tạp lên liếp trồng cam. Không giấu nghề, anh tận tình hướng dẫn kinh nghiệm chăm sóc cam và xử lý trái nghịch vụ cho các hộ nông dân mới chuyển đổi trồng cam sành theo phương châm “vừa và đủ”, không trồng cây quá dày, thu hoạch 1 vụ trong năm để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Với hiệu quả kinh tế mô hình trồng cam sành của anh Phạm Văn Bình đang được thẩm định và bình xét danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp huyện năm 2010.
Có thể bạn quan tâm
Cứ đến mỗi vụ thu hoạch lúa, thường xảy ra tình trạng “cò” (người môi giới) máy gặt đập liên hợp. Thực trạng này đang nổi lên thành xu hướng ở nhiều địa phương và chính điều này đã làm tăng thêm chi phí sản xuất cho người trồng lúa.
Từ giữa tháng 2, nhiều cánh đồng ở Vĩnh Long vào cao điểm thu hoạch vụ lúa Đông Xuân. Máy gặt đập liên hợp, xe kéo lúa hoạt động rôm rả khắp nơi… Thương lái cũng vào tận đồng mua lúa tươi. Nhiều nông dân hồ hởi: “Chưa năm nào lúa trúng mùa, trúng giá đậm như năm nay”.
Với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi kết hợp với hệ thống đê bao hoàn thiện, nhiều năm qua người dân ấp Đông Hòa A, xã Thới Tân đã gắn bó với cây lúa. Tuy nhiên, do sản xuất nhỏ lẻ, tự phát nên sản lượng lúa luôn ở mức thấp, chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn không cao.
Sau hàng chục năm tìm kiếm, đến nay, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã xác định được một số giống cây trồng chủ lực. Thế nhưng, việc hỗ trợ cho người dân tập trung phát triển những giống cây này còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, có khoảng 30 hécta lúa chỉ làm được một vụ do khó khăn về nước tưới nên nông dân mong muốn được chuyển đổi từ cây lúa có hiệu quả thấp sang cây bưởi có giá trị cao. Huyện Vĩnh Cửu đã xây dựng dự án phát triển vùng chuyên canh bưởi tại 3 xã: Tân Bình, Bình Lợi, Tân An với tổng diện tích trồng mới là 205 hécta.