Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Chanh Bông Tím Xã Nhị Bình Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Trồng Chanh Bông Tím Xã Nhị Bình Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 13/04/2012

Từ năm 2010 trở lại đây, nhiều nông dân xã Nhị Bình, huyện Châu Thành (Tiền Giang) chuyển đổi từ cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chanh bông tím cho hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Xã Nhị Bình có khoảng 20 ha đất trồng cây chanh bông tím, trong đó trên 11 ha trồng chanh chuyên canh và gần 9 ha trồng xen canh. Theo người dân trồng chanh nơi đây cho biết, chanh bông tím dễ trồng, ít vốn, ít tốt công chăm sóc, cho trái quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây chanh bông tím được trồng đầu tiên ở Nhị Bình là hộ ông Nguyễn Văn Lựu, ấp Đông A với diện tích hơn 4 công đất. Vào thời điểm đó, chanh có giá trên 20.000 đồng/kg, gia đình ông thu được lợi nhuận cao. Thấy việc trồng chanh mang lại hiệu quả kinh tế phấn khởi nên nhiều hộ dân khác trong xã cũng chuyển sang trồng chanh bông tím.

Hộ anh Phạm Hoàng Minh có 7 ha đất trồng chuyên canh chanh bông tím cho biết: Trước đây, anh trồng cây sa pô, nhưng cây thường bị sâu bệnh, chi phí bỏ ra nhiều mà hiệu quả kinh tế lại không cao, thấy một số hộ dân trong xã trồng chanh bông tím đạt hiệu quả kinh tế nên anh quyết định đốn bỏ sa pô và trồng cây chanh bông tím. Hiện vườn chanh của anh đã được hơn 3 năm tuổi, năng suất ổn định, mỗi tháng anh thu hoạch 2 lần với trên 2 tấn trái, giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/kg như hiện nay thì mỗi tháng gia đình anh thu về từ 50 - 60 triệu đồng.

Thấy được hiệu quả kinh tế từ chanh bông tím, bà Lê Thị Bé ở ấp Đông A, xã Nhị Bình đã tận dụng 3 ha đất đang trồng vú sữa để trồng xen canh chanh bông tím. Hiện nay, chanh của bà đang cho trái rất nhiều, trung bình mỗi tháng thu hoạch trên 1 tấn trái, mỗi tháng gia đình bà thu về từ 25 - 30 triệu đồng. Chanh bông tím có thể trồng được trên cả đất thịt và đất cát, khâu chăm sóc lại dễ, tán nhỏ vì vậy nông dân có thể tận dụng đất trồng cây lâu năm để xen canh trồng chanh bông tím. Đây là một cách hữu hiệu để tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất.

Ông Trần Văn Giàu - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhị Bình cho biết: Trồng chanh có nhiều lợi thế hơn so với các loại cây trồng khác như vốn ít, ít sâu bệnh nên người dân mạnh dạn chuyển đổi. Nếu giá chanh từ 10.000 đồng/kg trở lên thì không cây gì có hiệu quả bằng cây chanh.

Với những giá trị kinh tế mà cây chanh mang lại, cho thấy rằng người nông dân xã Nhị Bình ngày càng nhạy bén hơn trong việc chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, cũng như ngày càng nắm bắt nhanh chóng và vận dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. 

Có thể bạn quan tâm

Ngành Cá Tra Cần Tiếp Tục Được Vay Vốn Tín Dụng Xuất Khẩu Để Vượt Qua Khó Khăn Ngành Cá Tra Cần Tiếp Tục Được Vay Vốn Tín Dụng Xuất Khẩu Để Vượt Qua Khó Khăn

Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét giảm các điều kiện cho vay (về lãi suất cho vay, thời hạn trả nợ, tài sản bảo đảm…).

22/10/2014
Xuất Khẩu Lúa Gạo Bạc Bẽo Lắm Xuất Khẩu Lúa Gạo Bạc Bẽo Lắm

“Xuất khẩu lúa gạo bạc bẽo lắm, 1 kg chẳng đáng bao nhiêu tiền. Trên thế giới không mấy nước có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu gạo như ta trừ phi không làm được ngành khác”.

22/10/2014
Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Và Hội Nhập Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Và Hội Nhập

Tính đến năm 2014, tỉnh Sóc Trăng có gần 30 doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy, hải sản các loại, 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, 4 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và các doanh nghiệp còn lại xuất khẩu mặt hàng bánh pía - lạp xưởng, vàng, ngọc trai...

22/10/2014
Xuất Khẩu Gạo Cuối Năm Lại Gặp Khó Xuất Khẩu Gạo Cuối Năm Lại Gặp Khó

Thị trường XK gạo đang gặp khó trở lại khi nguồn cung trên thế giới tăng mạnh trong những tháng cuối năm, trong khi nhu cầu NK đã giảm sau mấy tháng sôi động vừa qua.

22/10/2014
“Vị Đắng” Mía Đường “Vị Đắng” Mía Đường

Dù đã bước vào niên vụ sản xuất mía đường chính vụ, nhưng không khí tranh thu mua nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL năm nay không tái diễn. Hiện tượng này được đánh giá là khá “lạ”, bởi 15 năm qua, các nhà máy đường ở khu vực luôn trong cảnh tranh mua, tranh bán mía nguyên liệu khi vào vụ. Năm nay, phải đến giữa tháng 10, các nhà máy đường mới bắt đầu vào vụ, trong khi đó, vụ mía đường chính hàng năm mở màn từ tháng 9.

22/10/2014