Việt Nam gia tăng nhập gia súc để vỗ béo từ Úc

Trong vòng vài năm qua, Việt Nam đã phát triển thành khách hàng lớn thứ hai của Úc về nhập gia súc sống, với hơn 180.000 đầu gia súc xuất đi năm ngoái và chủ yếu là những con đực có trọng lượng lớn và chuẩn bị để mổ thịt ngay.
Trả lời ABC từ Hội nghị Bàn tròn của ngành bò thịt và sản phẩm từ sữa, ông Stuart Kemp, đại diện Hiệp hội Xuất khẩu Gia súc sống Bắc Úc cho biết thị trường Việt Nam gần đây nhập nhiều gia súc để vỗ béo hơn và những nhà nhập khẩu hiện đang chi rất nhiều tiền để nâng cấp chuồng trại của mình.
Ông Kemp cho biết việc thiếu hụt những gia súc có trọng lượng lớn tại Bắc Úc có vai trò quan lớn trong thay đổi này.
“Có nhiều gia súc để vỗ béo được nhập về đây hơn những gia súc có trọng lượng lớn chủ yếu vì những con nặng hơn không còn được giữ lâu ở trang trại nữa và được bán đi sớm hơn.
Không còn nhiều gia súc sẵn sàng để mổ thịt và khi Indonesia đặt một số gia súc để mổ thịt vào quý 3 thì rất khó có thể kiếm hàng và nguồn hàng đã được dùng gần hết.”
Ông Kemp cho biết những người tham gia xuất nhập khẩu với Việt Nam đều tự tin là thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng và có tiềm năng mua 300 nghìn đầu gia súc mỗi năm.
Tuy nhiên, khi nhu cầu đối với gia súc vỗ béo và gia súc giống đang tăng thì giá cả lại leo thang khiến thị trường này cảm thấy hơi khó tiếp nhận.
Nhu cầu đối với gia súc vỗ béo của Việt Nam khiến thị trường này trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Indonesia.
Theo Cảng Darwin, tính từ cuối tháng 9 đến nay, đã có gần 95.000 đầu gia súc sống từ Bắc Úc xuất đi Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Một số xã vùng núi huyện Lục Yên (Yên Bái) chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng lạc, thu nhập cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa.

Những năm gần đây, nghề nuôi ong dú lấy mật được nhiều hộ gia đình ở Lâm Đồng phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mới 23 tuổi, chàng trai Hoàng Mạnh Cường, xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên làm chủ mô hình nuôi ốc nhồi 10.000m2, doanh thu 2 tỷ đồng/năm.

Tảo Spirulina được ví là siêu thực phẩm xanh được anh Văn Hữu Tài ở xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long chọn làm mô hình khởi nghiệp.

Điển hình là mô hình của anh Phạm Hoàng Nghiêm, ấp 9a2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Anh Nghiêm đã tận dụng ao vườn nuôi ốc bươu đen