Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hậu Quả Của Nuôi Tôm Công Nghiệp Theo Phong Trào

Hậu Quả Của Nuôi Tôm Công Nghiệp Theo Phong Trào
Ngày đăng: 03/05/2014

Theo kế hoạch, năm 2014 huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) sẽ phát triển vùng nuôi tôm công nghiệp 1.100 héc-ta. Tuy nhiên, chỉ mới đến cuối tháng 3, diện tích nuôi tôm công nghiệp của huyện lên đến hơn 1.500 héc-ta, tăng gấp 3 lần so với năm 2013. Hiện nay, nuôi tôm công nghiệp đã trở thành phong trào, lan rộng ở 11/11 xã, thị trấn trong huyện.

Xã Tân Hưng Đông là một trong những địa phương có diện tích tôm nuôi công nghiệp tự phát lớn nhất huyện Cái Nước. Đến thời điểm này, toàn xã có gần 200 héc-ta nuôi tôm công nghiệp ngoài vùng quy hoạch.

Đáng chú ý có trên 80% số hộ nuôi tôm công nghiệp tự phát đều nằm trong tình trạng thiếu vốn phải vay ngân hàng; thiếu hiểu biết kỹ thuật phải phó thác cho các cơ sở, đại lý cung ứng tôm giống, thức ăn và thuốc thú y thuỷ sản chỉ vẽ theo kiểu lời ăn lỗ chịu.

Trước hết, kết cấu hạ tầng lưới điện không bảo đảm cung ứng, dẫn đến các trạm biến áp bị sụt tải. Nguồn điện không đáp ứng nhu cầu phục vụ chạy quạt tạo ô-xy cho nuôi tôm. Kế đến là diện tích nuôi tôm công nghiệp tự phát không chỉ phá vỡ quy hoạch sản xuất của huyện, mà nguy hại hơn do cùng một lúc diện tích nuôi tôm tăng cao và phân tán, trong khi hạ tầng thuỷ lợi không bảo đảm nên nguy cơ ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh do hộ nuôi tôm cải tạo xen vét ao đầm đổ thẳng ra sông rạch không qua xử lý.

Từ đầu tháng 4/2014 đến nay, do tác động từ việc Bộ Thương mại Mỹ quyết định mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ, thị trường tôm nguyên liệu tại tỉnh Cà Mau, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng nằm trong tình trạng biến động mạnh. Có thời điểm, một số địa phương trong huyện, thương lái ngừng thu mua tôm thẻ chân trắng, không ít hộ nuôi tôm đạt trọng lượng 60 con/kg nhưng không thể lên hầm xuất bán.

Tình hình chung là vậy, nhưng hiện nay, nhiều nơi trong huyện bà con vẫn tiếp tục đào ao mới với hy vọng giá tôm sẽ bình ổn trở lại. Tình trạng sản xuất tự phát, chạy theo phong trào, vì lợi ích trước mắt, không bảo đảm các điều kiện phát triển bền vững là thực trạng đáng báo động.


Có thể bạn quan tâm

Cánh đồng mẫu lớn nâng cao giá trị sản xuất lúa Cánh đồng mẫu lớn nâng cao giá trị sản xuất lúa

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT, giai đoạn 2011 - 2015, bên cạnh các cánh đồng mẫu lớn (CĐML) do tỉnh Vĩnh Long đầu tư, từng huyện cũng đồng loạt khuyến khích nông dân triển khai nhiều mô hình tương tự.

03/11/2015
Người trồng mì đang cõng nhiều nỗi lo Người trồng mì đang cõng nhiều nỗi lo

Thời gian qua, không ít nông dân trong tỉnh Bình Phước chạy theo phong trào chặt - trồng, trồng - chặt với ý định đón đầu những mặt hàng nông sản đang “thịnh”.

03/11/2015
Lúa gieo vụ Mùa ở Phù Mỹ nguy cơ mất trắng vì hạn Lúa gieo vụ Mùa ở Phù Mỹ nguy cơ mất trắng vì hạn

Do thiếu nước, cây lúa gieo vụ Mùa ở Phù Mỹ không trỗ nổi, nông dân đành cắt lúa... cho bò ăn.

03/11/2015
Ngô biến đổi gen Dekalb Áo giáp cho nhà nông Ngô biến đổi gen Dekalb Áo giáp cho nhà nông

Sau khi Bộ Nông nghiệp và PTNT chính thức cho phép thương mại hóa ngô biến đổi gen tại Việt Nam; được sự nhất trí của Sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.

03/11/2015
Trồng ớt chỉ thiên lãi 200 triệu đồng/ha/vụ Trồng ớt chỉ thiên lãi 200 triệu đồng/ha/vụ

Vụ đông năm nay, toàn huyện Tân Yên (Bắc Giang) trồng gần 200 ha ớt chỉ thiên, dẫn đầu tỉnh về diện tích cây trồng này. Các giống chủ yếu là Hai mũi tên, GS39, GM888.

03/11/2015