Việt Nam gia tăng nhập gia súc để vỗ béo từ Úc

Trong vòng vài năm qua, Việt Nam đã phát triển thành khách hàng lớn thứ hai của Úc về nhập gia súc sống, với hơn 180.000 đầu gia súc xuất đi năm ngoái và chủ yếu là những con đực có trọng lượng lớn và chuẩn bị để mổ thịt ngay.
Trả lời ABC từ Hội nghị Bàn tròn của ngành bò thịt và sản phẩm từ sữa, ông Stuart Kemp, đại diện Hiệp hội Xuất khẩu Gia súc sống Bắc Úc cho biết thị trường Việt Nam gần đây nhập nhiều gia súc để vỗ béo hơn và những nhà nhập khẩu hiện đang chi rất nhiều tiền để nâng cấp chuồng trại của mình.
Ông Kemp cho biết việc thiếu hụt những gia súc có trọng lượng lớn tại Bắc Úc có vai trò quan lớn trong thay đổi này.
“Có nhiều gia súc để vỗ béo được nhập về đây hơn những gia súc có trọng lượng lớn chủ yếu vì những con nặng hơn không còn được giữ lâu ở trang trại nữa và được bán đi sớm hơn.
Không còn nhiều gia súc sẵn sàng để mổ thịt và khi Indonesia đặt một số gia súc để mổ thịt vào quý 3 thì rất khó có thể kiếm hàng và nguồn hàng đã được dùng gần hết.”
Ông Kemp cho biết những người tham gia xuất nhập khẩu với Việt Nam đều tự tin là thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng và có tiềm năng mua 300 nghìn đầu gia súc mỗi năm.
Tuy nhiên, khi nhu cầu đối với gia súc vỗ béo và gia súc giống đang tăng thì giá cả lại leo thang khiến thị trường này cảm thấy hơi khó tiếp nhận.
Nhu cầu đối với gia súc vỗ béo của Việt Nam khiến thị trường này trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Indonesia.
Theo Cảng Darwin, tính từ cuối tháng 9 đến nay, đã có gần 95.000 đầu gia súc sống từ Bắc Úc xuất đi Việt Nam.
Related news

Cam Xã Đoài là đặc sản riêng có ở Nghệ An và là niềm tự hào của người dân xã Nghi Diên (huyện Nghi Lộc). Giống cam này trước đây chỉ trồng ở xã Nghi Diên, nhưng những năm gần đây được các nhà khoa học và nông dân chiết ghép, lai tạo, đưa đến trồng và nhân rộng ở các địa phương khác trong tỉnh.

Cù Lao Dung (Sóc Trăng) có thế mạnh là kinh tế vườn, dù những năm qua giá cả nông sản nói chung và cây trái nói riêng thường biến động, nhưng xoài vẫn được xác định là cây trồng cho thu nhập cao và ổn định. Vì vậy trong kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp của xã giai đoạn 2015 - 2020, địa phương tiếp tục duy trì các vườn cây ăn trái đạt hiệu quả cao.

Bệnh đốm nâu trên cây thanh long đã xảy ra ở 17/18 xã, thị trấn của huyện Bắc Bình (Bình Thuận) gây thiệt hại cho người trồng thanh long. Thực hiện Tháng hành động vệ sinh vườn thanh long, vừa qua Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bắc Bình đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có việc thực hiện mô hình ủ cành, quả thanh long bị bệnh làm phân hữu cơ.

Tết Ất Mùi 2015, sẽ là năm thứ 02 mà một số nhà vườn ở xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đưa sản phẩm bưởi năm roi tạo hình ra ngoài thị trường. Những trái bưởi năm roi được tạo hình hồ lô có chữ tài-lộc, phúc-lộc-thọ hoặc hình thỏi vàng… có giá gần 01 triệu đồng/cặp (loại I) và đang được người tiêu dùng ở các thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Cần Thơ… tìm đến.

Tại nhiều địa phương của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn, người dân đang trồng cây thanh long. Trước đây, theo quan niệm của nhiều người, loại cây này chỉ phù hợp khí hậu ở miền nam nhưng khi được đưa về trồng ở vùng đất núi, cây thanh long đã thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân.