Việt Nam Dừng Nhập Khẩu Trái Cây Từ Úc
Lý do chính là thời gian gần đây phía Úc xuất hiện dịch ruồi đục quả và bùng phát trên diện rộng chưa được kiểm soát.
Trao đổi với NNVN chiều 16/12, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN-PTNT), đơn vị đầu mối được giao kiểm dịch các mặt hàng có nguồn gốc thực vật trước khi XNK vào Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/1/2015 Việt Nam sẽ tạm dừng cấp phép NK các mặt hàng trái cây có xuất xứ từ Úc (Australia).
Về lí do dừng NK, ông Hồng cho biết, thời gian gần đây phía Úc xuất hiện dịch ruồi đục quả và bùng phát trên diện rộng chưa được kiểm soát.
Do ruồi đục quả là sinh vật gây hại nằm trong đối tượng kiểm dịch của Việt Nam, theo thông lệ quốc tế, Cục BVTV đã tham mưu Bộ NN-PTNT cho tạm dừng NK những mặt hàng trái cây có xuất xứ từ Úc để tiến hành rà soát cũng như ngăn ngừa kịp thời dịch hại xâm nhập, phát tán vào Việt Nam.
Được biết, phía Úc chủ yếu XK vào Việt Nam các mặt hàng gồm: nho tròn đỏ, táo và chery với số lượng khá lớn (chỉ sau Trung Quốc, Mỹ và Niu Di Lân). Trước Việt Nam, Úc cũng bị mất thị trường XK hoa quả tươi tại Đài Loan, Thái Lan, Philippines, Indonesia vì dịch ruồi đục quả.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/viet-nam-dung-nhap-khau-trai-cay-tu-uc-post136235.html
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù thời tiết khó khăn, thị trường biến động, giá vật tư nông nghiệp cao nhưng năng xuất lúa hè thu và vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc vẫn đạt kỷ lục.
Gia đình ông Huỳnh Văn Sơn, 57 tuổi, ngụ xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh có thể xem là hộ tiên phong trong mô hình trồng thử nghiệm cây phật thủ trên đất Tây Ninh (một loại cây cho trái mang tính tâm linh, biểu tượng cho bàn tay Phật được nhiều người dân chọn để thờ cúng).
Ngày 21-10, tại Khu Công nghiệp Khánh Phú (Ninh Bình), Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền và Công ty cổ phần Bình Điền - Ninh Bình (doanh nghiệp có 51% vốn góp của Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền) tổ chức Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất phân bón Bình Điền - Ninh Bình.
“Đề nghị Chính phủ quan tâm đến quy hoạch trồng lúa chất lượng cao, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam xuất khẩu,…”.
Kể từ khoảng năm 2003, khi lần đầu tiên chúng ta phải đối mặt với vụ kiện chống bán phá giá cá da trơn ở thị trường Mỹ, các khái niệm về phòng vệ thương mại (PVTM) đã không còn xa lạ.