Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang trại nhà nông ở lưng chừng trời Hà Nội

Trang trại nhà nông ở lưng chừng trời Hà Nội
Ngày đăng: 12/09/2015

Phố Quan Hoa nay chính là vùng đất trồng húng Láng nổi tiếng từ xa xưa. Ngày nay vùng đất này đã đô thị hóa và không còn ai trồng húng Láng nữa. Ô nhiễm rau quả, thực phẩm từ nhiều năm nay đã trở thành vấn nạn nên rất nhiều gia đình ở Hà Nội từ lâu chuyển sang tự trồng rau trong những thùng, hộp đặt quanh nhà.

Gia đình anh Chính, chị Thu dành hẳn sân thượng của ngôi nhà 3 tầng để chăn nuôi, trồng rau và hoàn toàn chăm bón theo kiểu truyền thống.

Không đầu tư hệ thống tưới điện tử, anh Chính, chị Thu hoàn toàn chăm sóc vườn rau, đàn gà giống như những người nông dân thực thụ.

Anh Chính chia sẻ, thực ra vợ chồng anh vẫn đi làm hàng ngày, chị Thu là kế toán một trường mầm non ở Mai Dịch, anh Chính kinh doanh tự do. Việc chăm sóc vườn rau, đàn gà cũng là cách anh chị rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Nửa diện tích sân thượng được gia chủ đổ đất trồng các loại rau muống, rau lang, rau đay...

Ngoài ra, hàng chục chiếc hộp xốp trồng các loại rau cải, mồng tơi, rau ngót... đặt khắp sân thượng. Các hộp trồng rau đều được đục lỗ để thoát nước lúc trời mưa to.

Quanh tường rào sân thượng được gia chủ dựng lưới đan bằng dây cáp viễn thông đã bỏ đi làm giàn cho mướp, bí, lặc lè leo.

Một chuồng nuôi với diện tích chừng 5 mét vuông nuôi 40 con gà ta được dựng trên sân thượng.

Khu trồng trọt, chăn nuôi được đặt trên nóc ngôi nhà 3 tầng của vợ chồng anh Chính, chị Thu nằm trong con ngõ nhỏ trên phố Quan Hoa.

Anh Chính cho biết: "Trời nắng, mỗi ngày tưới rau 2 lần sáng, chiều. Tiết trời râm mát thì chỉ tưới 1 lần còn trời nắng nóng thì 3 lần, thêm một lần tưới vào lúc giữa trưa."

Ngoài tưới rau bằng nước máy, nước tiểu của chính người trong gia đình được trữ trong các thùng cũng dùng để tưới rau.

Bù nhìn được cắm rải rác để chống sự phá hoại của chim chóc.

Phân gà được trữ lại, ủ trong thùng dùng bón cho đất trồng rau.

Gà ta khoảng 8 lạng được anh chị mua về nuôi làm thịt dần.

Hiện trong số 40 con gà đang nuôi có 6 gà đẻ hàng ngày cung cấp trứng cho gia đình.

Chị Thu cho biết hơn 2 năm nay gia đình chỉ ăn rau nhà trồng, không mua rau ngoài chợ do lo ô nhiễm các loại thuốc bảo vệ thực vật...

Chị Thu thường xuyên phải cho họ hàng, hàng xóm rau vì gia đình ăn không hết.

Anh chị cho biết rau trồng, gà nuội chỉ để gia đình ăn, thừa thì biếu, cho chứ không bán.


Có thể bạn quan tâm

Ưu Tiên Thu Mua Mía Bị Ngã Đổ Ưu Tiên Thu Mua Mía Bị Ngã Đổ

Đợt mưa lũ vừa qua đã làm đổ ngã, ngập úng nhiều diện tích mía ở các huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai. Trước tình hình đó, Nhà máy Đường An Khê đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ người dân.

27/11/2013
Hỗ Trợ 10.000 Hạt Giống Sâm Cao Ly Cho Huyện Tây Giang Hỗ Trợ 10.000 Hạt Giống Sâm Cao Ly Cho Huyện Tây Giang

Ông Trần Công Ta, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Tây Giang cho biết, Công ty Dược Quảng Nam vừa hỗ trợ Tây Giang 10.000 hạt giống sâm Cao Ly (Hàn Quốc).

27/11/2013
RAT Việt Nam Mắc Ở Khâu Quản Lý Và Người Tiêu Dùng RAT Việt Nam Mắc Ở Khâu Quản Lý Và Người Tiêu Dùng

Đây là đánh giá của các chuyên gia trong việc sản xuất, tiêu thụ RAT ở Việt Nam tại diễn đàn nhóm hỗ trợ quốc tế (ISG) về an toàn thực phẩm diễn ra chiều ngày 25/11, do Bộ NN&PTNT tổ chức.

27/11/2013
Người Trồng Mía Gánh Nhiều Nỗi Lo Người Trồng Mía Gánh Nhiều Nỗi Lo

Ở Đồng Nai đang vào vụ thu hoạch mía, song người trồng mía kém vui bởi nhiều nỗi lo: năng suất thấp, giá giảm mạnh, chữ đường trồi sụt khó lường và bị đánh giá tạp chất cao.

27/11/2013
Phải Đặt Lợi Ích Nông Dân Lên Hàng Đầu Phải Đặt Lợi Ích Nông Dân Lên Hàng Đầu

Một thực tế đáng quan ngại ngay tại ÐBSCL là trong khi thất thoát sau thu hoạch lúa từ 12-14%, tương đương 635 triệu USD mỗi năm thì chỉ có 3% sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho các nhà máy lau bóng/xuất khẩu. Còn lại hầu hết đều "phó thác" cho thương lái. Tuy nhiên, ngay cả nông dân và thương lái cũng phải lệ thuộc vào lực lượng "cò lúa", gạo đang tung hoành tại vựa lúa lớn nhất quốc gia…

27/11/2013