Việt Nam Dừng Nhập Khẩu Trái Cây Từ Úc

Lý do chính là thời gian gần đây phía Úc xuất hiện dịch ruồi đục quả và bùng phát trên diện rộng chưa được kiểm soát.
Trao đổi với NNVN chiều 16/12, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN-PTNT), đơn vị đầu mối được giao kiểm dịch các mặt hàng có nguồn gốc thực vật trước khi XNK vào Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/1/2015 Việt Nam sẽ tạm dừng cấp phép NK các mặt hàng trái cây có xuất xứ từ Úc (Australia).
Về lí do dừng NK, ông Hồng cho biết, thời gian gần đây phía Úc xuất hiện dịch ruồi đục quả và bùng phát trên diện rộng chưa được kiểm soát.
Do ruồi đục quả là sinh vật gây hại nằm trong đối tượng kiểm dịch của Việt Nam, theo thông lệ quốc tế, Cục BVTV đã tham mưu Bộ NN-PTNT cho tạm dừng NK những mặt hàng trái cây có xuất xứ từ Úc để tiến hành rà soát cũng như ngăn ngừa kịp thời dịch hại xâm nhập, phát tán vào Việt Nam.
Được biết, phía Úc chủ yếu XK vào Việt Nam các mặt hàng gồm: nho tròn đỏ, táo và chery với số lượng khá lớn (chỉ sau Trung Quốc, Mỹ và Niu Di Lân). Trước Việt Nam, Úc cũng bị mất thị trường XK hoa quả tươi tại Đài Loan, Thái Lan, Philippines, Indonesia vì dịch ruồi đục quả.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/viet-nam-dung-nhap-khau-trai-cay-tu-uc-post136235.html
Related news

Cùng với nhiều nông dân khác ở TP Cà Mau, anh Huỳnh Thanh Lãm ở khóm 7, phường 6 thành công với nghề nuôi và bán cá chình giống, được nhiều người biết đến. Anh còn thành công với mô hình thuần hoá cá chình giống bằng ao đất, tỷ lệ nuôi hao hụt dường như bằng không.

Ông Nguyễn Hoàng Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, TP. Vũng Tàu cho biết, hiện phường 12 có 28 hộ nuôi tôm sú theo mô hình ứng dụng công nghệ chế phẩm sinh học trên diện tích nuôi 59ha

Không sử dụng kích điện, chất nổ hay thuốc độc, người dân khu vực xã Trung Chải (Sa Pa) đánh bắt bằng phương pháp thủ công là dùng vợt và lưới để bắt cá.

Một đêm theo tàu ra biển đánh bắt cá cơm, chúng tôi chứng kiến những vất vả và sự bấp bênh bám nghề của các ngư dân...

Với 42,5km bờ biển và 3 cửa lạch lớn: Hà Nẫm, Lạch Bạng, Lạch Ghép nên hoạt động khai thác hải sản trên biển lẫn nuôi trồng nước lợ của Tĩnh Gia khá phát triển.