Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diện tích cà phê, hồ tiêu tại Đắk Lắk vượt xa so quy hoạch

Diện tích cà phê, hồ tiêu tại Đắk Lắk vượt xa so quy hoạch
Ngày đăng: 12/09/2015

Theo quy hoạch, đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk ổn định 190.000 ha cà phê và 5.000 ha hồ tiêu nhưng hiện nay, tỉnh đã có 204.500 ha cà phê và trên 16.000 ha tiêu. Diện tích cây cà phê, hồ tiêu đã có mặt ở 15 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là địa phương có diện tích cà phê, hồ tiêu nhiều nhất nước.

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, ngành hàng cà phê, hồ tiêu của tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 300.000 lao động trực tiếp và hơn 100.000 lao động gián tiếp đóng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Chỉ riêng đối với cây cà phê, Đắk Lắk chiếm 40% diện tích cà phê của cả vùng Tây Nguyên và 30% diện tích cà phê của cả nước, với sản lượng trên 450.000 tấn cà phê nhân/năm.

Đặc biệt, cà phê, hồ tiêu là những mặt hàng nông sản chiếm trên 86% kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản và đóng góp trên 20% tổng thu ngân sách địa phương. Đời sống người dân ở các vùng trồng cà phê, hồ tiêu của tỉnh đã từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ khá, giàu ngày càng tăng lên, số hộ nghèo giảm nhanh.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng từ nguồn thu xuất khẩu cà phê như điện, đường, trường, trạm phục vụ tốt yêu cầu sản xuất và đời sống. Bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện rõ.

Tuy nhiên, cũng theo sự đánh giá của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, việc tăng trưởng “nóng” của cây cà phê, hồ tiêu không theo quy hoạch, kế hoạch về diện tích dẫn đến hệ lụy rừng bị tàn phá, thu hẹp dần, đất bị rửa trôi năng suất.

Sản lượng tăng nhưng chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thấp, hiệu quả kinh tế mang lại còn ở mức thấp. Mặt khác, môi trường sinh thái trong vùng trồng cà phê, hồ tiêu ngày càng bị ô nhiễm, mất tính ổn định gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của các vùng nông thôn.

Nghiêm trọng hơn, phần lớn diện tích cà phê, hồ tiêu trồng ngoài vùng quy hoạch đều xa nguồn nước hoặc không chủ động được nguồn nước, trồng trên những chân đất không thích hợp, nguồn giống không rõ nguồn gốc nên thường bị dịch bệnh, năng suất kém, hiệu quả kinh tế không cao.

Thậm chí, nhiều hộ gia đình còn mất trắng hàng trăm triệu đồng do vườn cà phê thiếu nước tưới bị chết khô hoặc các vườn tiêu bị các bệnh chết nhanh, chết chậm. 

Ngay trong mùa khô năm 2015 vừa qua, tỉnh Đắk Lắk đã có 47.835 ha cà phê bị thiếu nước tưới làm chết đứng vườn cây hoặc khô cành, chủ yếu trồng ngoài vùng quy hoạch gây thiệt hại cho nông dân hàng nghìn tỷ đồng.

Để khắc phục tình trạng phát triển cây cà phê, hồ tiêu ồ ạt như trên, tỉnh Đắk Lắk đã có nghị quyết chuyên đề về phát triển cà phê bền vững và phấn đấu đến năm 2020 giảm diện tích cà phê xuống còn 170.000 ha, hàng năm đạt sản lượng từ 450.000 tấn cà phê nhân trở lên.

Những diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp, hiệu quả kém, không chủ động được nguồn nước, không nằm trong vùng quy hoạch, tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc trồng tái canh bằng các giống mới để mang lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tốt yêu cầu xuất khẩu.

Tỉnh cũng khuyến cáo nông dân chuyển đổi những vườn tiêu ở những chân đất không thích hợp sang trồng các loại cây trồng khác để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời, không mở rộng diện tích mà chỉ đi sâu vào đầu tư thâm canh ở những vườn tiêu có chân đất thích hợp, ít sâu bệnh để mang lại hiệu quả kinh tế cao


Có thể bạn quan tâm

Mặt Hàng Trứng Khó Đầu Cơ Mặt Hàng Trứng Khó Đầu Cơ

Thời gian qua, giá trứng gà tại các trại chăn nuôi giảm đáng kể. Tuy nhiên, giá bán lẻ trên thị trường không hề giảm tương ứng

02/12/2013
Nhiều Lợi Ích Từ Mô Hình Nuôi Gà Thả Đồng Nhiều Lợi Ích Từ Mô Hình Nuôi Gà Thả Đồng

Sau mỗi vụ thu hoạch lúa thứ hai trong năm, nhiều hộ nông dân ở Kim Bình (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) lại đưa gà ra ngoài đồng ruộng để chăn thả, nhà ít thì 100 - 200 trăm con, nhà nhiều thì 500 con. Nuôi gà thả đồng ở đây đang phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

02/12/2013
Nhiều Hộ Có Thu Nhập Ổn Định Từ Nuôi Dông Nhiều Hộ Có Thu Nhập Ổn Định Từ Nuôi Dông

Nghề nuôi dông ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) hình thành từ năm 2005, hiện đang mang lại nguồn thu ổn định cho nhiều gia đình, dù chỉ nuôi được ở vùng đất cát.

02/12/2013
FAO Hỗ Trợ Việt Nam Giải Quyết Bệnh Tôm FAO Hỗ Trợ Việt Nam Giải Quyết Bệnh Tôm

Khoảng một triệu người ở châu Á kiếm sống từ nuôi tôm. Tại Việt Nam, xuất khẩu tôm đem lại 2,4 tỷ USD trong năm 2011 – tương đương hơn một phần sáu tổng giá trị sản lượng tôm ở châu Á cùng năm đó.

03/12/2013
UBND Tỉnh Bàn Cách Quản Lý Tình Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng UBND Tỉnh Bàn Cách Quản Lý Tình Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Sáng 29.11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp bàn, tìm cách giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tràn lan, tự phát tại các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang chủ trì.

03/12/2013