Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hắt Hiu Nghề Nuôi Cá Lóc

Hắt Hiu Nghề Nuôi Cá Lóc
Ngày đăng: 07/12/2013

Thời gian gần đây, mô hình ương nuôi cá lóc giống và cá lóc thương phẩm phát triển mạnh nên nông dân thi nhau đào ao nuôi cá. Việc ương nuôi theo phong trào nên khó tránh khỏi khó khăn ở đầu ra….

Đã cảnh báo trước

Phong trào ương nuôi cá lóc giống phát triển ồ ạt từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm ở nhiều địa phương của huyện Châu Phú và Phú Tân (An Giang). Nhiều héc-ta đất đang làm ruộng, nông dân chuyển sang đào ao nuôi cá, bất chấp sự cảnh báo của ngành chức năng và chính quyền địa phương, dẫn đến hệ lụy cung vượt cầu.

Trở lại vùng nuôi cá lóc ở xã Khánh Hòa và xã Mỹ Phú (Châu Phú) vào những ngày cuối năm, nông dân không còn hối hả, tất bật như trước. Anh Trần Thanh Giàu (xã Mỹ Phú) vừa đưa chiếc vợt xúc đàn cá bố mẹ lên bồn chờ bạn hàng đến cân cá chợ, vừa nói: “Tết năm nay xem như trắng tay bởi nghề ương nuôi cá lóc giống.

Nếu mấy tháng trước, giá cá lóc giống ở mức 350.000 đồng/kg, có lúc “sốt giá” lên đến 500.000 đồng/kg, còn nay thì giảm xuống chỉ còn 120.000-150.000 đồng/kg. Đợt cá vừa rồi, tôi thả nuôi 30 cặp cá bố mẹ trong 30 chiếc vuông (rộng khoảng 3m2), sau khoảng 20 ngày ép và chăm sóc, đàn cá đẻ từ 3-4kg cá giống/cặp. Tuy nhiên, mối lái chỉ thu mua với giá 120.000 đồng/kg. Thấy thị trường cá giống giảm mạnh, tôi bấm bụng bán và lỗ hơn 10 triệu đồng”.

Cùng cảnh ngộ như anh Giàu, nhiều nông dân khác cũng lâm vào cảnh tương tự. Ngồi bên vuông ương nuôi cá lóc giống với diện tích khoảng 4.000m2, ông Thái Văn Thanh thở dài: “Lúc đầu, chỉ vài hộ ương nuôi cá lóc giống nên kiếm ăn được lắm! Mỗi tháng nuôi cá, chúng tôi bỏ túi từ 10 triệu - 15 triệu đồng, hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Đến lúc, nhiều người phá lúa hoặc vườn tạp để đào vuông ương nuôi thì giá cá lóc giống mới giảm thê thảm. Vừa rồi, tôi gạn 36 vuông cá lóc giống chỉ được hơn 20kg, bán với giá 130.000 đồng/kg, lỗ hơn 20 triệu đồng. Ương nuôi cá lóc giống bây giờ mất ăn lắm. Bởi, môi trường nước bị ô nhiễm cá dễ sinh bệnh, đôi khi gặp thời tiết mưa đột ngột thì cá con hao hụt nhiều, lỗ trắng tay”.

Cá lóc thương phẩm cũng giảm mạnh

Nếu cá lóc giống giảm mạnh thì cá lóc thương phẩm cũng bị rớt giá. Vào những tháng cận Tết những năm trước, giá cá lóc khoảng 36.000 đến 40.000 đồng/kg thì nay giảm chỉ còn 25.000-28.000 đồng/kg. Anh Giàu là người ương nuôi cá lóc giống và cá thịt cũng bị lỗ nặng.

Anh ủ dột: “Đàn cá chuẩn bị xuất bán trong dịp Tết, hổm rài thương lái mua giá chỉ 28.000 đồng/kg, với giá này tôi lỗ hơn 20 triệu đồng. Hiện tại, giá thức ăn viên ở mức 25.000 đồng/kg, trong khi đó, nếu nuôi cá đạt trọng lượng 1kg thì tốn ít nhất 1,2kg thức ăn. Do vậy, giá cá thương phẩm phải 35.0000 đồng/kg thì người nuôi mới có lời”.

Là người khởi xướng phong trào ương nuôi cá lóc giống ở xã Khánh Hòa, anh Nguyễn Văn Luông thiệt tình: “Nuôi cá lóc giống rủi ro rất cao. Khâu quan trọng là phải nắm vững kỹ thuật, đừng thấy người khác nuôi hiệu quả mà ồ ạt chạy theo. Tôi đã có 10 năm kinh nghiệm trong nghề ương nuôi cá lóc giống, mà đôi lúc còn bị thất bại.

Tại thời điểm này, cá lóc nuôi “đụng” với cá đồng nên giá giảm mạnh. Nếu cá lóc thương phẩm rớt giá thì người nuôi không mặn mòi với nghề nuôi nữa, kéo theo cá giống cũng giảm. Đây là quy luật cung-cầu mà trước đây con cá tra cũng lâm vào tình cảnh như vậy”.

Hiện nay, hàng loạt hộ ương nuôi cá lóc ở huyện Châu Phú và Phú Tântạm thời bỏ trống ao do giá cá giảm mạnh. Có người mới nuôi cũng bị lỗ nặng. Nếu trước đây, những cặp cá bố mẹ được người nuôi mua với giá 200.000 đồng/cặp thì nay bán cá chợ chỉ với giá 28.000 đồng/kg mà cũng ít người mua.


Có thể bạn quan tâm

An Phú (An Giang) Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Rau Màu Trong Nhà Lưới An Phú (An Giang) Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Rau Màu Trong Nhà Lưới

Việc ứng dụng mô hình nhà lưới vào sản xuất rau màu không chỉ cải thiện dân sinh, mà còn mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp ở huyện đầu nguồn An Phú (An Giang). Thông qua việc tạo nên những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, năng suất cao sẽ đóng góp quan trọng vào chuỗi cung ứng và quá trình xây dựng nông thôn mới.

28/10/2014
Người Dân Bình Phước Lại Đua Nhau Trồng Tiêu Người Dân Bình Phước Lại Đua Nhau Trồng Tiêu

Ở thời điểm này, hồ tiêu có giá hơn 190 nghìn đồng/kg. Cây tiêu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng khác như cao su, cà phê, điều. Do lợi nhuận cao, nhiều hộ nông dân ở Bình Phước chặt bỏ điều, thậm chí cao su và đua nhau trồng tiêu, vừa tạo ra cơn sốt nọc tiêu, vừa có nguy cơ phá vỡ quy hoạch của ngành nông nghiệp.

28/10/2014
Người Phụ Nữ “Quyết Tâm Với Nấm Linh Chi” Người Phụ Nữ “Quyết Tâm Với Nấm Linh Chi”

Riêng cô Huỳnh Kim Đào quyết tâm tìm hiểu, dự hội thảo về khoa học kỹ thuật, tự tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi cây nấm linh chi. Mặt khác, cô tự tìm đến các công ty sản xuất phôi để tìm phôi giống, đồng thời lo luôn đầu ra cho sản phẩm.

28/10/2014
Hậu Giang Hỗ Trợ 99 Máy Gặt Đập Liên Hợp Cho Nông Dân Hậu Giang Hỗ Trợ 99 Máy Gặt Đập Liên Hợp Cho Nông Dân

Với việc triển khai Đề án cơ giới hóa đã góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa (bình quân giảm 4,3 triệu đồng/ha so với thu hoạch thủ công). Tổng nguồn vốn mà người dân vay để mua máy gặt đập liên hợp là 34,227 tỉ đồng.

28/10/2014
Trồng Chanh Lai Bông Tím Mang Lại Thu Nhập Khá Trồng Chanh Lai Bông Tím Mang Lại Thu Nhập Khá

Chanh lai bông tím là loại cây khá dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, tỷ lệ đậu trái và năng suất cao, đặc biệt được thị trường ưa chuộng. Chanh lai bông tím được xem là giải pháp tốt giúp bà con nhà vườn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch chổi rồng trên nhãn.

28/10/2014